MB Bank, TPBank hưởng lợi từ sự phục hồi tạm thời của thị trường trái phiếu doanh nghiệp?

20-07-2023 09:12|Hoàng Lâm

Theo Mirae Asset, việc cắt giảm lãi suất và ổn định tỷ giá hối đoái được kỳ vọng tạo ra lợi nhuận trong các hoạt động mua bán ngoại hối và các loại trái phiếu nói chung.

Theo báo cáo ngành ngân hàng của Chứng khoán Mirae Asset, diễn biến của chất lượng tài sản sẽ là nhân tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng thu nhập năm 2023.

Theo đó, chi phí tín dụng dự kiến sẽ tăng đáng kể vào năm 2023, dựa trên các giả định về tỷ lệ nợ xấu và tổng nợ xấu tăng đáng kể trong 5 quý liên tiếp vừa qua và sự suy giảm của tỷ lệ bap hủ nợ xấu (LLR). Ngoài ra, những lo ngại về nợ xấu gia tăng đáng kể do lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sắp đáo hạn, đặc biệt là trong quý 3/2023, quý 2 và quý 4/2024; và sự bất định của các điều kiện vĩ mô cũng có thể là những yếu tố tác động đến chi phí tín dụng.

Ngược lại, việc cắt giảm lãi suất và ổn định tỷ giá hối đoái được kỳ vọng tạo ra lợi nhuận trong các hoạt động mua bán ngoại hối và các loại trái phiếu nói chung. Ngoài ra, sự phục hồi tạm thời của thị trường TPDN cũng có thể tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các nhà tạo lập thị trường lớn như VPBank, MB Bank, TPBank,…

Hơn nữa, những thay đổi trong việc ghi nhận và trích lập dự phòng sẽ cho NHTM có thêm thời gian xử lý nợ xấu, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, Mirae Asset đánh giá các yếu tố khách quan này chỉ mang tính chất tạm thời và đơn lẻ, triển vọng trung hạn sẽ phụ thuộc nhiều vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế.

Ngoài ra, chi phí vốn và chi phí tín dụng tạo áp lực chính lên tỷ lệ biên lãi thuần (NIM). NIM trung bình của các ngân hàng niêm yết đã giảm, xuống 3,5% vào quý 1/2023, trong khi NIM tính trên cơ sở 12 tháng giữ nguyên ở mức 3.6%.

Biên độ chênh lệch lãi suất giữa tài sản và nợ vay cũng ghi nhận xu hướng giảm. Mặc dù hầu hết danh mục tài sản sinh lãi (IEA) đều có sự điều tiết dựa trên cơ sở lãi suất huy động (đa phần danh mục tín dụng là cho vay), nên việc giảm chênh lệch lãi suất giữa IEA và huy động đa phần do tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn cao hơn trong cơ cấu tiền gửi.

Ngoài ra, theo Mirae Asset, chất lượng tài sản giảm cũng sẽ làm gia tăng áp lực lên NIM của các ngân hàng thương mại. NIM dự kiến sẽ kéo dài chuỗi giảm vào năm 2023 dựa trên các giả định về việc chất lượng tài sản sẽ tiếp tục xấu đi; thiếu sự hỗ trợ từ huy động nguồn vốn giá rẻ (CASA chưa thể phục hồi nhanh) và tỷ trọng ngân hàng bán lẻ có sự chững lại.

Trái phiếu doanh nghiệp: Bước đầu khơi thông dòng vốn

Mở tài khoản giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại đâu, ai được quyền mở?

Trái phiếu riêng lẻ lên sàn: Góp phần đưa thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mb-bank-tpbank-huong-loi-tu-su-phuc-hoi-tam-thoi-cua-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-192922.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
MB Bank, TPBank hưởng lợi từ sự phục hồi tạm thời của thị trường trái phiếu doanh nghiệp?
POWERED BY ONECMS & INTECH