Mặt bằng lãi suất dự kiến tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2022 (với mục tiêu ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát) sẽ tác động đến các ngành/ công ty sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao.
Về vị trí dẫn đầu của ngành Hàng không, theo quan điểm của các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Masvn), là không quá bất ngờ cũng như rủi ro, vì ngành này đã ghi nhận thua lỗ lớn trong 2 năm đại dịch vừa qua.
Do đó, các công ty hàng không cần được tái cấp vốn (đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều nợ hơn) để đảm bảo nguồn vốn lưu động.
Tuy nhiên, nhìn về tương lai, với sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động du lịch và lữ hành trong nước, rủi ro đòn bẩy của ngành Hàng không, dự báo, vẫn trong tầm kiểm soát.
Nhờ nền kinh tế phục hồi, nhu cầu vốn hiện đang rất cao, đến từ cả nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trong 6 tháng đầu năm, điều này đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lên mức +9,35% so với đầu năm.
Do đó, các chuyên gia phân tích cho rằng, việc tỷ lệ nợ tăng nhẹ của các công ty nhìn chung là hợp lý.
Đối với lĩnh vực Bất động sản, mức đòn bẩy tổng thể tăng đáng kể (từ 62% trong năm 2021 lên 81% trong 6T22).
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng, chỉ đa phần các nhà phát triển bất động sản dân dụng mới có mức gia tăng đáng kể tỷ lệ đòn bẩy, trong khi các nhà phát triển khu công nghiệp duy trì mức đòn bẩy thấp hơn rất nhiều (tại một số công ty, tỷ lệ này thấp hơn mức trung bình rất nhiều).
Do đó, nhìn chung, các dự báo lạc quan về các công ty liên quan tới việc phát triển khu công nghiệp, xét về sức khỏe tài chính, cũng như tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh giải ngân vốn FDI 7 tháng đầu năm 2022 đã đạt 11,57 tỷ USD, + 10,2% so với cùng kì năm ngoái.
Ngoài ra, trong 7 tháng đầu năm 2022, lĩnh vực sản xuất là lĩnh vực
thu hút nhiều nhất vốn FDI (chiếm 72% tổng vốn FDI đăng ký), tiếp theo là lĩnh vực bất động sản (~ 16%).
Điều này cho thấy sự quan tâm và tin tưởng lớn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.