CASA có thể là chìa khóa quyết định thành công hay thất bại của ngành ngân hàng năm nay, đặc biệt khi đà sụt giảm vẫn còn tiếp tục kéo dài.
Theo WiGroup, CASA - tiền gửi không kỳ hạn năm 2022 có xu hướng giảm tại hầu hết các NHTM, đặc biệt là trong các tháng cuối năm, do sự tăng lên của lãi suất huy động.
Sự sụt giảm lớn nhất diễn ra tại các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ (như VietABank, Kienlongbank,..), khi dòng tiền chạy khỏi các ngân hàng này trước những rủi ro sụp đổ liên quan đến tính thanh khoản.
Mặt khác, tại các NHTM Nhà nước, mức biến động CASA trong năm 2022 lại gần như không đáng kể, trong đó, Vietcombank đã thu hẹp khoảng cách với nhóm top đầu từ khoảng 15% so với trước kia, xuống chỉ còn chưa đến 1,5%.
Nhóm phân tích cho rằng cuộc đua về tỷ lệ CASA năm 2023 sẽ tiếp tục có lợi cho các NHTM quốc doanh nhờ vào những lợi thế sẵn có và sự thay đổi trong chính sách về phí dịch vụ của các đơn vị này.
Cách biệt về CASA có thể là chìa khóa quyết định thành công hay thất bại của ngành ngân hàng năm nay, đặc biệt khi đà sụt giảm vẫn còn tiếp tục kéo dài.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng: “Chúng tôi dự báo tăng trưởng tiền gửi CASA vẫn sẽ ở mức thấp trong nửa đầu năm 2023, do lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn vẫn ở mức cao và điều kiện thanh khoản vẫn hạn hẹp trong thời gian tới. Tỉ lệ CASA của ngành sẽ được cải thiện trong nửa cuối năm 2023 khi lãi suất hạ nhiệt”.
Không chỉ vấn đề CASA thấp, các ngân hàng còn chịu áp lực từ nhiều phía, từ việc FED vẫn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, đến rủi ro từ thị trường bất động sản trong nước hiện hữu. Tăng trưởng tín dụng do đó được dự báo còn nhiều áp lực.
CEO Wigroup Trần Ngọc Báu: Liệu nền kinh tế thế giới có đang chuẩn bị cho một cuộc hạ cánh mềm?
CEO WiGroup: Từ nay đến cuối năm, VND không mất giá thêm đã là thành công