Chính sách ưu đãi thuế là một công cụ tạo ra sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển lấy thu hút vốn đầu tư FDI làm động lực tăng trưởng.
Chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam
Theo báo cáo mới cập nhật tại Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), căn cứ xác định ưu đãi thuế theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013; số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015,mức thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam (trong 10 năm hoạt động đầu tiên) phần lớn tối đa là 17%.
Như vậy, thuế suất ưu đãi trung bình trong 10 năm đầu tiên tại Việt Nam, là 10,2% đối với trường hợp 1 (doanh nghiệp FDI có lãi ngay từ năm hoạt động đầu tiên) và 7,3% đối với trường hợp 2 (doanh nghiệp lỗ trong ba năm hoạt động đầu tiên).
So với mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15% như đã nêu trên, thuế suất thuế ưu đãi của Việt Nam sẽ thấp hơn lần lượt 7,7% và 4,8%. Với việc chính sách ưu đãi thuế hiện tại thấp hơn với mức thuế tối thiểu toàn cầu (có hiệu lực từ 2024), có nhiều ý kiến cho rằng điều này sẽ làm giảm đi lợi thế cạnh tranh khi thu hút dòng vốn FDI đến đầu tư vào Việt Nam.
Mức ưu đãi thuế không thật sự tác động đáng kể đến việc lựa chọn điểm đến đầu tư
Các doanh nghiệp lớn trên thế giới muốn có sự hiện diện trên toàn cầu do nhu cầu về tăng trưởng cũng như mở rộng thị trường qua đó làm tăng giá trị lợi ích cho các cổ đông của công ty (Học thuyết Friedman,1970).
Lợi ích của việc mở rộng thị trường có thể kể đến như tăng doanh thu, đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm chi phí và tìm kiếm sự đa dạng về nhân sự tài năng vào tổ chức mình.
Tuy nhiên, ưu đãi thuế không phải là yếu tố ưu tiên hàng đầu trong việc xem xét lựa chọn điểm đến đầu tư của các công ty đa Quốc Gia và mức độ quan trọng của nó có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Thay vào đó, nền kinh tế và môi trường chính trị ổn định, khung pháp lý rõ ràng và thủ tục hành chính thuận tiện là những yếu tố quan trọng hơn cả.
Một cuộc khảo sát khác của các công ty sản xuất và dịch vụ cho 30 quốc gia Châu Phi cũng cho thấy ưu đãi thuế suất không phải là yếu tố mà một mình nó có thể thu hút dòng vốn đầu tư FDI và không thể bù đắp cho sự thiếu hiệu quả của cơ sở hạ tầng cũng như môi trường đầu tư tại các Quốc Gia Châu Phi này (Kinda, 2018).
Các yếu tố quan trọng theo thứ tự ưu tiên trong việc lựa chọn điểm đến đầu tư của các công ty đa quốc gia được liên hợp quốc các tổ chức phát triển công nghiệp (UNIDO,2019).
Xét theo các yếu tố để đưa đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, chính sách ưu đãi thuế sẽ được đưa lên bàn đàm phán để đưa ra quyết định sau cùng khi có nhiều hơn 1 địa điểm tiềm năng nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư dự án.
Ví dụ điển hình là trường hợp của Intel đầu tư vào Costa Rica năm 1997 với số vốn là 300 triệu USD cho việc thử nghiệm và lắp ráp các sản phẩm của Intel. Ban đầu, bảy nước gồm Indonesia, Thailand, Brazil, Argentina, Chile, Costa Rica, và Mexico đã được lựa chọn từ những yếu tố ưu tiên đầu tiên kể trên.
Với mục đích đa dạng hóa vùng lãnh thổ hoạt động, khu vực châu Mỹ Latin được lựa chọn là yếu tố để rút gọn danh sách. Sau đó, Mexico và Costa Rica là hai quốc gia Trung Mỹ được lựa chọn để xem xét sau cùng, trong khi các quốc gia Nam Mỹ bị loại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ: Chile không chú trọng phát triển vào ngành điện tử, hay môi trường kinh doanh ở Brazil không phù hợp với tiêu chí của Intel.
Cuối cùng, mặc dù Mexico được đánh giá cao hơn tuy nhiên cuộc khủng hoảng tiền tệ, cũng như quy định mới bắt buộc liên quan đến hoạt động công đoàn đã khiến Mexico mất điểm. Cùng lúc, Intel đã thuyết phục Costa Rica đưa mức ưu đãi thuế cao hơn để được lựa chọn là điểm đến đầu tư và đạt được thỏa hiệp.
Lấy một ví dụ khác, theo một nghiên cứu của OECD vào năm 2019 cho thấy, tác động của ưu đãi thuế đối với dòng vốn FDI vào khu vực Đông Nam Á là không rõ ràng.
Mặc dù kết quả của nghiên cứu cho thấy mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao có mối tương quan nghịch với dòng vốn FDI vào các nước ASEAN, trong khi đó tương quan giữa mức ưu đãi thuế hầu và dòng vốn FDI nhận được lại khá mờ nhạt khi các nhóm nước có mức giảm thuế tương đương lại có mức %FDI/GDP khác biệt.
Điều có thể lý giải là do các nước ASEAN đều cạnh tranh lẫn nhau sử dụng chính sách ưu đã thuế, cụ thể là giảm hoặc miễn thuế từ 4 năm ở Việt Nam đến 20 năm ở Indonesia, để thu hút dòng vốn FDI.
Thêm vào đó, các nước có mức thuế suất cao nhất lại là những nước có mức thuế sau ưu đãi cao nhất. Việc chính sách ưu đã thuế hiện tại không tạo ra một sự khác biệt nhiều về thuế suất một cách tương đối giữa các nước ASEAN.
Luật Điện lực sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, CTCK chỉ ra 3 doanh nghiệp hưởng lợi lớn
Doanh nghiệp thủy sản nào hưởng lợi lớn nhất nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu 60-100% lên Trung Quốc?