Thế giới

Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới khẩn cấp chi hơn 160.000 tỷ đồng 'cứu' doanh nghiệp và người dân, chuyện gì xảy ra?

Vương Vương 27/05/2025 13:33

Theo kế hoạch, khoảng 600 tỷ yên sẽ được phân bổ làm trợ cấp để kiềm chế đà tăng mạnh của hóa đơn điện và khí đốt trong mùa hè, trong khi khoảng 300 tỷ yên sẽ được sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.

Chính phủ Nhật Bản dự định chi 900 tỷ yên (hơn 160.000 tỷ đồng) cho một gói kích thích kinh tế khẩn cấp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu. Quyết định này đánh dấu phản ứng tài chính đầu tiên của Nhật trước chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo nguồn tin từ giới chức cho biết hôm 26/5.

Tổng quy mô của gói hỗ trợ ước tính lên tới 2.800 tỷ yên khi tính cả chi tiêu từ các chính quyền địa phương, nhằm giảm thiểu nguy cơ suy giảm kinh tế trên diện rộng.

Trong bối cảnh lo ngại rằng thuế quan của Mỹ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và thu nhập người lao động, chính quyền Thủ tướng Shigeru Ishiba sẽ tập trung vào việc trợ cấp hóa đơn tiện ích và hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp.

Dự kiến, Nội các - vốn đang chứng kiến tỷ lệ ủng hộ sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi được thành lập vào tháng 10 năm ngoái - sẽ phê duyệt khoản ngân sách cho gói hỗ trợ này sớm nhất vào ngày 27/5, trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội mùa hè này.

Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới khẩn cấp chi hơn 160.000 tỷ đồng 'cứu' doanh nghiệp và người dân, chuyện gì xảy ra? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo kế hoạch, khoảng 600 tỷ yên sẽ được phân bổ làm trợ cấp để kiềm chế đà tăng mạnh của hóa đơn điện và khí đốt trong mùa hè, trong khi khoảng 300 tỷ yên sẽ được sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.

Để có nguồn chi, Chính phủ nhiều khả năng sẽ rút khoảng 388 tỷ yên từ quỹ dự phòng - vốn được thiết lập cho các trường hợp khẩn cấp - trong năm tài khóa 2025 kéo dài đến tháng 3 năm sau, đồng thời sử dụng thêm các khoản vay lãi suất thấp.

Trong chương trình trợ cấp tiện ích, Chính phủ đặt mục tiêu giảm gánh nặng tài chính cho các hộ gia đình: 1.040 yên trong tháng 7 và tháng 9, và 1.260 yên trong tháng 8 - thời điểm nhiệt độ mùa hè tại Nhật Bản thường lên cao nhất.

Chương trình này được triển khai lần đầu vào năm 2023 dưới thời cựu Thủ tướng Fumio Kishida, nhằm ứng phó với giá năng lượng leo thang và sự suy yếu của đồng yên làm tăng chi phí nhập khẩu. Mặc dù giá điện hiện được dự báo sẽ giảm do giá dầu thô hạ nhiệt, Chính phủ vẫn tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ này.

Tham khảo Japan Today

>> Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới lung lay: Người dân mua rau cũng phải cân nhắc, 1kg gạo có giá hơn 150.000 đồng

Đồng yên thấp kỷ lục khiến người lao động Nhật làm 1 giờ chỉ kiếm đủ tiền mua được 2 chiếc hamburger

Nhật Bản ra quyết định mới về lãi suất khiến đồng yên lập tức bật tăng

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/nen-kinh-te-lon-thu-4-the-gioi-khan-cap-chi-hon-160000-ty-dong-cuu-doanh-nghiep-va-nguoi-dan-chuyen-gi-xay-ra-143323.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới khẩn cấp chi hơn 160.000 tỷ đồng 'cứu' doanh nghiệp và người dân, chuyện gì xảy ra?
    POWERED BY ONECMS & INTECH