Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào 3 hoặc 4 giờ sáng, 2 bộ phận này của cơ thể có thể bị ‘tắc nghẽn’ và tổn thương nghiêm trọng

09-04-2024 11:12|Hoàng Giang

Giấc ngủ là liều thuốc bổ tốt nhất cho cơ thể con người. 1/3 cuộc đời con người là dành cho việc ngủ nên việc đảm bảo ngủ đủ giấc là rất cần thiết cho sức khỏe.

Mất ngủ gây hại đến cơ thể như thế nào?

Giấc ngủ là liều thuốc bổ tốt nhất cho cơ thể con người. 1/3 cuộc đời con người là dành cho việc ngủ nên việc đảm bảo ngủ đủ giấc là rất cần thiết cho sức khỏe.

Giấc ngủ là liều thuốc bổ tốt nhất cho cơ thể con người

Giấc ngủ là liều thuốc bổ tốt nhất cho cơ thể con người

Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, rất nhiều người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, thậm chí có người còn gặp những bất thường khi ngủ vào ban đêm khiến họ khó ngủ trở lại. Vậy mất ngủ kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thứ nhất, gây mất trí nhớ

Đối với một số người thường xuyên bị thiếu ngủ, não không được nghỉ ngơi đầy đủ, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não, lâu dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ, mất tập trung.

Thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Đặc biệt đối với người cao tuổi cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vì vậy chúng ta cũng nên chú ý đến việc cải thiện giấc ngủ.

Thứ hai, gây ra các bệnh mãn tính

Thiếu ngủ kéo dài khiến cơ thể rơi vào tình trạng kiệt sức cũng sẽ gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe như các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường,... rất có hại cho sức khỏe.

Thứ ba, đẩy nhanh quá trình lão hóa da

Nhiều phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề lão hóa khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt khi tuổi tác tăng lên, chức năng của các cơ quan khác nhau không còn tốt như trước, làn da sẽ dần suy giảm.

Ngoài ra, thiếu ngủ thường xuyên ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến tình trạng của da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da, khiến da trở nên xanh xao, thiếu sức sống.

Thứ tư, sức đề kháng giảm

Tình trạng thiếu ngủ kéo dài dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, mất cân bằng nội tiết trong cơ thể. Theo thời gian, việc này cũng sẽ khiến sức đề kháng của bản thân bị suy giảm, dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gây nguy hiểm cho sức khỏe cá nhân.

Tình trạng thiếu ngủ kéo dài dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, mất cân bằng nội tiết trong cơ thể

Tình trạng thiếu ngủ kéo dài dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, mất cân bằng nội tiết trong cơ thể

Ngoài ra, rất nhiều người cũng gặp phải tình trạng thường thức giấc vào 3, 4h sáng và không thể ngủ lại, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe. Đây là nguyên nhân của việc này?

Tại sao bạn thức dậy sớm vào lúc 3 hoặc 4 giờ sáng? Y học cổ truyền khẳng định: Hai bộ phận này của cơ thể có thể đang bị “tắc nghẽn”

Tắc kinh gan

Theo phân tích từ y học cổ truyền Trung Quốc, khoảng thời gian từ 1-3h sáng được coi là thời điểm gan thải độc. Trong trường hợp kinh mạch gan bị tắc nghẽn hoặc gan bốc hỏa quá mạnh, có thể dẫn đến việc cơ thể dễ tỉnh táo, khiến thức giấc. Ngoài ra, khi gan bị tổn thương, cơ thể thường có một số dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, đắng miệng, khô miệng, hôi miệng, khô mắt, vàng da và không được tỉnh táo.

Theo phân tích từ y học cổ truyền Trung Quốc, khoảng thời gian từ 1-3h sáng được coi là thời điểm gan thải độc

Theo phân tích từ y học cổ truyền Trung Quốc, khoảng thời gian từ 1-3h sáng được coi là thời điểm gan thải độc

Do đó, để tránh tình trạng tổn thương gan, quan trọng là cần chú ý đến chế độ ăn uống và giấc ngủ. Tránh tiêu thụ rượu bia, thực phẩm dầu mỡ và thức ăn nặng nề vào buổi tối, cũng như tránh thức khuya. Thay vào đó, nên tăng cường ăn nhiều trái cây và thực phẩm dễ tiêu hóa.

Tắc nghẽn kinh phổi

Trong khoảng thời gian từ 3-5h sáng là thời điểm phổi thực hiện chức năng thanh lọc. Nếu phổi gặp vấn đề, bạn thường sẽ có các triệu chứng như ho, khó thở, khàn giọng và da nhợt nhạt khi bạn thường xuyên tỉnh giấc trong khoảng thời gian này. Điều này có thể là dấu hiệu phổi đang cảnh báo về việc có quá nhiều độc tố cần được loại bỏ.

Trong khoảng thời gian từ 3-5h sáng là thời điểm phổi thực hiện chức năng thanh lọc

Trong khoảng thời gian từ 3-5h sáng là thời điểm phổi thực hiện chức năng thanh lọc

4 cách để cải thiện giấc ngủ, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

  • Tắt điện thoại 30 phút trước khi ngủ: Việc làm này giúp cơ thể được thả lỏng nhờ đó giấc ngủ dễ đến và sâu giấc hơn.
  • Ngâm chân trước khi đi ngủ: Bạn có thể hình thành thói quen tốt là ngâm chân trước khi đi ngủ, điều này rất có lợi cho việc thư giãn cơ bắp và kích hoạt tuần hoàn máu, giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Duy trì môi trường ngủ hợp lý: Cố gắng duy trì môi trường ngủ tốt khi ngủ, những nơi ồn ào hoặc quá sáng sẽ khiến não bộ hưng phấn bất thường. Một môi trường càng yên tĩnh càng có lợi cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Uống trà hỗ trợ giấc ngủ thường xuyên: Trên thực tế, nếu muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn cũng có thể thử uống một số loại trà hỗ trợ giấc ngủ, chẳng hạn như trà hoa huệ , trà hạt sen, v.v., có thể giúp giảm chứng mất ngủ, xoa dịu tâm trí và cho bạn một giấc ngủ ngon.

Nguồn: Aboluowang

>> Người đàn ông 57 tuổi bị nhồi máu não khi đang tắm, bác sĩ nhắc nhở: BỎ NGAY 4 thói quen khi tắm càng sớm càng tốt nếu không hậu quả sẽ vô cùng tai hại

Loại rau đắt hơn cả thịt bò, chuyên 'làm sạch' cơ thể, chống già hiệu quả: Xưa mọc đầy không ai ăn, nay thành 'đặc sản'

Món ăn vừa giàu dưỡng chất ‘trường thọ’ lại có thể giúp chống lão hóa da hiệu quả

4 loại cá có thể là 'ổ' chứa kim loại nặng và formaldehyde, 'kích hoạt' ung thư và gây ngộ độc cấp tính

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/neu-ban-thuong-xuyen-thuc-day-vao-3-hoac-4-gio-sang-2-bo-phan-nay-cua-co-the-co-the-bi-tac-nghen-va-ton-thuong-nghiem-trong-d119945.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào 3 hoặc 4 giờ sáng, 2 bộ phận này của cơ thể có thể bị ‘tắc nghẽn’ và tổn thương nghiêm trọng
POWERED BY ONECMS & INTECH