Lượng đường cao trong máu lâu dài sẽ dẫn đến một loạt các biến chứng, và biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường là một trong những biến chứng phổ biến.
Người phụ nữ 56 tuổi đi khám bác sĩ với những dấu hiệu bất thường ở chân
Bà Yu tuổi tác cao, hệ miễn dịch suy yếu, vết thương nhỏ ở mu bàn chân kéo dài một tháng không lành, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn. Không còn cách nào khác, bà Yu 56 tuổi đành phải đến bệnh viện tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ.
Bác sĩ kiểm tra vết thương của bà Yu và đề nghị bà đi xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu, vì theo kinh nghiệm của bác sĩ, vết thương ở mu bàn chân của bà Yu rất giống với biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường. Sau khi xét nghiệm máu, kết quả đã xác nhận suy đoán của bác sĩ, nguyên nhân khiến vết thương ở mu bàn chân của bà Yu không lành chính là biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường.
Lượng đường huyết lúc đói của bà Yu cao tới 15mmol/L. Nói chung, nếu lượng đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 7mmol/L thì cần cân nhắc đến bệnh tiểu đường. Bác sĩ hỏi bà Yu có thêm các triệu chứng khác hay không, chẳng hạn như thường xuyên khát nước, ăn nhiều, tiểu nhiều và sụt cân. Tuy nhiên, bà Yu lắc đầu.
Đó là điều đáng sợ hơn nữa, vì không có triệu chứng, nếu không đến bệnh viện kiểm tra định kỳ, rất khó phát hiện ra mình bị tiểu đường. Lượng đường cao trong máu lâu dài sẽ dẫn đến một loạt các biến chứng, và biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường là một trong những biến chứng phổ biến.
Biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường, như tên gọi của nó, là biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến cả hai bàn chân. Ban đầu, bệnh nhân sẽ có một loạt các biểu hiện ở bàn chân, nhưng họ thường bỏ qua, khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Những dấu hiệu đầu tiên của biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường:
1. Tê bì bất thường ở bàn chân, thậm chí có cảm giác như đi tất hoặc kiến bò
Nhiều người mặc dù không có vết thương ở bàn chân nhưng lại có cảm giác tê bì bất thường, thường đối xứng ở hai bên. Một số bệnh nhân không chỉ tê bì mà còn có cảm giác như bị kiến bò, đây là những biểu hiện điển hình của bệnh lý thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường.
Theo thời gian, do lượng đường trong máu ảnh hưởng đến thần kinh, khiến thần kinh người bệnh trở nên không nhạy cảm, đặc biệt là đối với nhiệt độ và cảm giác đau. Nhiều bệnh nhân bị bỏng khi ngâm chân vì nhiệt độ quá cao mà không hề hay biết, một số người khác bị thương ở chân do ma sát hoặc va chạm mà không hề hay biết vì không có cảm giác đau. Nếu kéo dài tình trạng này, theo thời gian, rất dễ mắc biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu cho thấy hơn 50% bệnh nhân biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường đều mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên do tiểu đường.
2. Ngứa da bất thường ở bàn chân.
Nếu da bàn chân thường xuyên ngứa bất thường, bạn cũng cần cảnh giác với tình trạng tăng đường huyết. Khi lượng đường trong máu cao, do hệ miễn dịch suy yếu, bàn chân thường dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm ở nhiều dạng. Những vi sinh vật này ký sinh trên bề mặt da sẽ gây ngứa da.
Ngoài ra, việc kiểm soát lượng đường trong máu kém dẫn đến lợi tiểu thẩm thấu, bệnh nhân sẽ bị mất nước ở các mức độ khác nhau, da cũng trở nên khô hơn và có thể dẫn đến bong tróc da và ngứa bất thường.
3. Bàn chân lạnh hoặc tím bất thường
Một số bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy lạnh rõ rệt ở bàn chân, đặc biệt là vào mùa đông. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do bệnh tiểu đường làm tổn thương mạch máu, dẫn đến hẹp mạch ở bàn chân. Do thiếu máu, bệnh nhân sẽ cảm thấy lạnh bất thường ở bàn chân, một số trường hợp còn bị chuột rút bất thường. Thiếu máu thường đi kèm với thiếu oxy, lúc này da bệnh nhân sẽ bị tím tái.
4. Mạch động mạch mu bàn chân suy yếu hoặc biến mất
Để đánh giá lưu thông máu ở bàn chân có tốt hay không, bạn có thể đưa ngón tay giữa và ngón tay trỏ ra sờ vào động mạch mu bàn chân. Vị trí của nó nằm ở vùng mu bàn chân giữa nối từ mắt cá trong và mắt cá ngoài, khoảng giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai, nằm trong rãnh, vị trí tương đối nông và dễ sờ.
Nếu lưu thông máu ở bàn chân kém, mạch động mạch mu bàn chân thường suy yếu hoặc biến mất. Đối với bệnh nhân tiểu đường, một khi phát hiện ra bất thường này, cần cảnh giác cao độ với biến chứng mạch máu.
5. Vết thương ở chân dai dẳng, không lành
Nếu có bốn dấu hiệu trên, bạn có nguy cơ cao mắc biến chứng bàn chân do tiểu đường. Biến chứng bàn chân do tiểu đường là tình trạng vết thương ở chân dai dẳng, không lành.
Ban đầu, nhiều bệnh nhân tiểu đường chỉ bị một mụn nước hoặc vết thương nhỏ ở chân, nhưng sau đó tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng, dẫn đến viêm nhiễm mủ, thậm chí hoại tử bàn chân, tàn phế và đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi.
Nguồn: Sohu
>> Phụ nữ mắc ung thư vú thường có 4 đặc điểm này: Bác sĩ cảnh bảo ‘hãy phòng ngừa ngay’