Thế giới

Nga phát hiện mỏ dầu siêu lớn trữ lượng 511 tỷ thùng, gấp 10 lần sản lượng Biển Bắc trong 50 năm

Thanh Lê 11/02/2025 - 11:00

Nga được cho là đã tìm thấy các trữ lượng khí đốt lớn, làm dấy lên lo ngại về khả năng khai thác dầu trong khu vực.

Eco News đưa tin, ngày 8/2, Nga vừa phát hiện một mỏ dầu khổng lồ tại Nam Cực với trữ lượng ước tính lên đến 511 tỷ thùng, gấp 10 lần tổng sản lượng khai thác từ Biển Bắc trong 50 năm qua.

Thông tin này được trình bày trong báo cáo gửi tới Ủy ban Kiểm toán Môi trường của Quốc hội Anh, làm dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ vi phạm Hiệp ước Nam Cực 1959, vốn nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực.

z6306512479701_f68c668eb5211643290746eee455e011.jpg
Ảnh: NASA

Công ty thăm dò địa chất Nga Rosgeo đã điều tàu Alexander Karpinsky tới khu vực này để tiến hành khảo sát địa chấn. Moscow khẳng định rằng các hoạt động này hoàn toàn vì mục đích khoa học, nhưng các nhà phân tích địa chính trị tin rằng đây là bước đầu tiên trong kế hoạch khai thác hydrocarbon.

"Điều này làm lung lay nguyên tắc hợp tác toàn cầu tại khu vực này", Giáo sư Klaus Dodds, chuyên gia địa chính trị tại Đại học Royal Holloway, nhận định. Ông cho rằng hành động của Nga không chỉ thách thức các chuẩn mực về nghiên cứu địa chấn mà còn cho thấy kế hoạch dài hạn của Moscow trong việc khai thác nguồn tài nguyên chưa được khai phá tại Nam Cực.

Trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu hóa thạch toàn cầu tăng cao và kinh tế Nga đang chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt, nguồn dầu dưới lớp băng Nam Cực trở thành mục tiêu hấp dẫn với Điện Kremlin. Biến đổi khí hậu đang khiến băng tan nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các khu vực trước đây khó khai thác, thu hút sự quan tâm không chỉ từ Nga mà còn từ nhiều quốc gia khác.

Xung đột địa chính trị

Hệ thống Hiệp ước Nam Cực vốn được xem như một mô hình hợp tác quốc tế lý tưởng trong việc duy trì lục địa này là khu vực hòa bình và nghiên cứu khoa học, nhưng đang đối mặt với nhiều thách thức từ các căng thẳng địa chính trị gần đây.

Argentina và Chile, những quốc gia từ lâu đã tuyên bố chủ quyền tại đây, đã có phản ứng gay gắt trước hoạt động của Nga. Đặc biệt, Chile đã nâng cao cảnh giác bằng việc đặt lực lượng phòng vệ trong tình trạng báo động và tổ chức nhiều cuộc họp an ninh tại căn cứ Nam Cực nhằm tái khẳng định chủ quyền của mình.

Bất chấp những tuyên bố cứng rắn, một số người lo ngại rằng sự cạnh tranh ngày càng gia tăng có thể làm suy yếu hiệp ước, khiến các nỗ lực bảo tồn bị lu mờ bởi lợi ích kinh tế và chính trị.

Tình trạng băng tan do biến đổi khí hậu càng làm phức tạp thêm vấn đề này - một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận trữ lượng dầu, mặt khác lại đe dọa đẩy nhanh thảm họa môi trường và gây xáo trộn khí hậu toàn cầu. Các nhà khoa học cảnh báo rằng chỉ cần một sự suy giảm nhỏ của lớp băng ở Đông Nam Cực cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng mưa và gây bất ổn khí hậu trên toàn cầu.

Chính sách của Mỹ

Nam Cực từ lâu đã là biểu tượng của hợp tác khoa học, nhưng trật tự hiện tại đang bị thách thức bởi tình hình địa chính trị. Hiệp ước Nam Cực không thuộc thẩm quyền của Liên Hợp Quốc, điều này khiến một số người kêu gọi đưa hiệp ước vào một cơ chế đa phương rộng lớn hơn để đảm bảo thực thi hiệu quả hơn.

Trước đây, ngoại giao khoa học tại Nam Cực đã chứng minh được khả năng vượt qua xung đột.

Trạm nghiên cứu Vernadsky, được đặt theo tên nhà khoa học Nga-Ukraine Vladimir Vernadsky và được Anh chuyển giao cho Ukraine năm 1996, là một ví dụ điển hình về việc ngoại giao khoa học có thể vượt qua xung đột chính trị. Mô hình hợp tác này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn xung đột leo thang khi các tranh chấp lãnh thổ ngày càng gay gắt.

Gần đây, Washington đã thừa nhận tầm quan trọng chiến lược của Nam Cực. Trong một Bản Ghi nhớ An ninh Quốc gia được công bố vào tháng 5, Mỹ tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua Hệ thống Hiệp ước Nam Cực. Nếu các cường quốc toàn cầu ưu tiên hợp tác đa phương, họ có thể duy trì Nam Cực như một trung tâm khoa học thay vì một chiến trường cho cuộc chiến giành tài nguyên.

Khi biến đổi khí hậu đang tái định hình hành tinh, thế giới phải lựa chọn: tiếp tục bảo tồn Nam Cực hay để nó chịu áp lực trước lợi ích kinh tế? Nếu dầu mỏ ở Nam Cực thực sự là “mỏ vàng đen” của thế kỷ 21, thế giới có thể đang đứng trước nguy cơ của một cuộc tranh giành năng lượng quy mô toàn cầu chưa từng có trong lịch sử, thậm chí khốc liệt hơn cả những gì đã từng diễn ra ở khu vực Trung Đông.

Theo Eco News

>> Tung chính sách chưa từng có trong lịch sử, Trung Quốc tiếp thêm động lực cho cơn sốt giá vàng

Ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng, đưa nước Mỹ quay trở về với dầu mỏ

Cường quốc dầu mỏ 'chơi lớn' rót 100 tỷ USD vào khai khoáng, tham vọng soán ngôi Trung Quốc

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/nga-phat-hien-mo-dau-sieu-lon-tru-luong-511-ty-thung-gap-10-lan-san-luong-bien-bac-trong-50-nam-136540.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nga phát hiện mỏ dầu siêu lớn trữ lượng 511 tỷ thùng, gấp 10 lần sản lượng Biển Bắc trong 50 năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH