Thế giới

Có gì trong 'kho báu' 14.800 tỷ USD mà ông Trump đang muốn Ukraine đánh đổi?

Thanh Lê 09/02/2025 - 15:16

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất một thỏa thuận để Ukraine cung cấp quyền khai thác khoáng sản đất hiếm như một hình thức thanh toán cho sự hỗ trợ quân sự của Washington trong cuộc chiến với Nga.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất một thỏa thuận để Ukraine cung cấp quyền khai thác khoáng sản đất hiếm như một hình thức thanh toán cho sự hỗ trợ quân sự của Washington trong cuộc chiến với Nga.

4335dec3-720a-4679-a774-82fe8508b030.jpeg
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy

Phát biểu tại Nhà Trắng vào thứ Hai, Trump nhấn mạnh rằng ông muốn có sự "cân bằng" từ Ukraine để đổi lại khoản viện trợ gần 375,8 tỷ USD từ Mỹ.

"Chúng tôi nói với Ukraine rằng họ sở hữu nguồn khoáng sản đất hiếm rất có giá trị", ông Trump tuyên bố. "Chúng tôi đang tìm cách ký một thỏa thuận với Ukraine, theo đó họ sẽ dùng khoáng sản đất hiếm và các tài nguyên khác để đảm bảo những gì chúng tôi đang hỗ trợ họ".

Theo Viện Kiel của Đức, tổ chức theo dõi nền kinh tế thế giới, từ tháng 1/2022 đến ngày 31/10/2024, Mỹ đã cam kết viện trợ cho Ukraine 88,33 tỷ euro (tương đương 92 tỷ USD).

Đức, nhà tài trợ lớn thứ hai của Ukraine với 16,3 tỷ USD, theo sau là Vương quốc Anh với 15,3 tỷ USD.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chỉ trích đề xuất của ông Trump, gọi đó là hành động "ích kỷ" và "chỉ biết nghĩ cho bản thân". Ông lập luận rằng Ukraine cần nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình để tái thiết đất nước sau chiến tranh.

Khoáng sản đất hiếm của Ukraine có gì?

Khoáng sản đất hiếm là nhóm 17 nguyên tố kim loại, bao gồm 15 nguyên tố thuộc nhóm lanthanide trên bảng tuần hoàn cùng với scandium và yttrium. Những nguyên tố này có mặt trên vỏ Trái Đất và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất xe điện, điện thoại di động và các thiết bị công nghệ cao.

Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), năm 2023, trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu đạt 110 triệu tấn.

Trung Quốc hiện là nhà sản xuất lớn nhất, khai thác ít nhất 60% nguồn cung đất hiếm trên thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc còn kiểm soát tới 90% khâu chế biến các nguyên tố này, tạo nên thế độc quyền gần như tuyệt đối, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) năm 2024.

f6afef73-2b40-49d1-8280-c6a6eb49fea8.jpeg
Khoáng chất bastnaesite là nguồn chính của kim loại đất hiếm

USGS ước tính, giá trị nhập khẩu hợp chất và kim loại đất hiếm của Mỹ năm 2023 là 190 triệu USD, giảm 7% so với năm trước.

Năm 2024, Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản và Estonia để đáp ứng 80% nhu cầu đất hiếm của mình.

Bên cạnh nhóm 17 nguyên tố này, Mỹ còn tìm kiếm các khoáng sản quan trọng khác như tungsten, tellurium, lithium, titanium và indium.

Ukraine cho biết các mỏ đất hiếm và khoáng sản quan trọng khác nằm rải rác tại 6 khu vực trên cả nước.

Tạp chí Forbes ước tính năm 2023 rằng trữ lượng khoáng sản của Ukraine lên đến 111 tỷ tấn, chủ yếu là than và quặng sắt, với tổng giá trị khoảng 14,8 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, hơn 70% nguồn tài nguyên này tập trung tại vùng Donetsk và Luhansk, miền đông Ukraine, khu vực Nga đang kiểm soát một phần.

Khoáng sản cũng được tìm thấy ở Dnipropetrovsk, nơi giáp ranh với Donetsk và Zaporizhia, hai vùng đã bị Nga sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2022. Hiện tại, quân đội Nga vẫn đang tiến công tại đây.

Bán đảo Crimea, vốn bị Nga chiếm giữ từ năm 2014, cũng có trữ lượng khoáng sản dồi dào.

Năm 2022, Ukraine tuyên bố nước này thuộc top 10 quốc gia có trữ lượng titan lớn nhất thế giới, chiếm 7% sản lượng toàn cầu.

Phản ứng của Ukraine

Trong cuộc họp báo tại Kyiv hôm thứ Ba, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã từng đề xuất ý tưởng cho Mỹ tiếp cận khoáng sản đất hiếm của Ukraine từ tháng 9.

Ông Zelensky khẳng định Ukraine sẵn sàng hợp tác với các nước đồng minh để phát triển ngành khai khoáng như một hình thức hợp tác kinh tế trong thời chiến.

"Chúng tôi sẵn sàng phát triển nguồn tài nguyên này cùng với các đối tác đang giúp chúng tôi bảo vệ đất nước, đẩy lùi kẻ thù bằng vũ khí, sự hiện diện của họ và các gói trừng phạt. Điều này là hoàn toàn hợp lý", ông nhấn mạnh.

Zelensky cũng gọi đây là "điểm kinh tế quan trọng" trong "kế hoạch chiến thắng" của Ukraine, một lộ trình do ông công bố năm ngoái nhằm kết thúc cuộc chiến kéo dài gần 3 năm.

Nga nói gì?

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng phát biểu của Trump ám chỉ việc Ukraine phải "trả tiền" cho viện trợ từ Mỹ.

"Điều đó có nghĩa là từ nay sẽ không còn viện trợ miễn phí hay bất kỳ hình thức hỗ trợ nào khác, mà nó sẽ được cung cấp trên cơ sở thương mại", hãng tin TASS của Nga dẫn lời ông Peskov.

Ông cũng nhấn mạnh rằng sẽ tốt hơn nếu Mỹ không cung cấp bất kỳ viện trợ nào cho Ukraine, thay vào đó tập trung vào việc chấm dứt xung đột.

Theo Aljazeera

>> Bộ Tài chính Mỹ tung kế hoạch giảm lãi suất mà không cần đến Fed

Tổng thống Ukraine tiết lộ vấn đề chính trong cuộc gặp với ông Trump

Triều Tiên tuyên bố cứng rắn sau phát biểu của Tổng thống Mỹ Trump

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/co-gi-trong-kho-bau-14800-ty-usd-ma-ong-trump-dang-muon-ukraine-danh-doi-136406.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Có gì trong 'kho báu' 14.800 tỷ USD mà ông Trump đang muốn Ukraine đánh đổi?
    POWERED BY ONECMS & INTECH