Ngân hàng đón nhiều “deal” vàng: Đến sớm, chốt sớm

29-11-2023 10:31|Linh Nhi

Xu hướng dòng vốn ngoại rót vào các ngân hàng ở những thị trường cận biên và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, ngày càng hiện rõ.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, chỉ có khoảng 10 giao dịch đạt ngưỡng 1.000 tỷ đồng trở lên, nhưng tổng giá trị lên tới 2,3 tỷ USD. Trong đó, ngân hàng là một trong hai lĩnh vực hút giao dịch M&A lớn nhất.

M&A ngân hàng vẫn rộng mở

Tháng 10/2023, VPBank thông báo hoàn tất giao dịch phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), thu về 1,5 tỷ USD. Giữa tháng 5, SHB hoàn thành việc chuyển nhượng 50% vốn điều lệ SHBFinance cho đối tác Krungsri (Thái Lan), 50% còn lại sẽ thanh toán vào 3 năm sau. Krungsri từng tiết lộ, ngân hàng này sẽ chi 5,1 tỷ baht Thái (tương đương 156 triệu USD) cho thương vụ.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cũng vừa chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTE) cho AEON Financial Service Co., Ltd. - thành viên của AEON Group (Nhật Bản) - với giá trị giao dịch lên tới 4.300 tỷ đồng.

Ngoài các thương vụ đã hoàn tất, còn rất nhiều thương vụ khác đang trên bàn đàm phán. Đơn cử, với thông báo về việc bán 20% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, SHB đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo ước tính của Reuters, thỏa thuận tiềm năng có thể định giá SHB ở mức 2 - 2,2 tỷ USD. Nếu mức định giá này được thông qua và thương vụ bán 20% cổ phần thực hiện thành công, SHB sẽ thu về hàng trăm triệu USD.

Một số ngân hàng khác như LPBank, Vietcombank, BIDV… cũng đang lên kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. BIDV đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch bán 9% vốn cho nhà đầu tư ngoại trong năm nay. Vietcombank dự kiến phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài và đang ở bước thuê tổ chức tư vấn.

Chuyển giao bắt buộc không nằm ngoài cuộc đua

Bên cạnh các thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém sẽ là tâm điểm thị trường M&A ngân hàng trong thời gian tới.

Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt (OceanBank, GPBank, CB, DongABank). NHNN tiếp tục tập trung triển khai giải pháp xử lý các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt; chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định để hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc, trình Chính phủ phê duyệt.

NHNN cũng cho biết, đã quyết liệt chỉ đạo các ngân hàng mua bắt buộc triển khai thuê tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp và phối hợp với tổ chức tư vấn để thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, MB, Vietcombank và HDBank cũng công bố kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém.

Chính phủ đã phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc của DongABank

Cập nhật mới nhất tỷ lệ vốn ngoại tại 3 ngân hàng “big 4”

Ngân hàng rộng cửa hút vốn ngoại nhờ một lĩnh vực đặc biệt mà cả thế giới đang hướng về

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngan-hang-don-nhieu-deal-vang-den-som-chot-som-213144.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ngân hàng đón nhiều “deal” vàng: Đến sớm, chốt sớm
POWERED BY ONECMS & INTECH