Tài chính Ngân hàng

Ngân hàng rộng cửa hút vốn ngoại nhờ một lĩnh vực đặc biệt mà cả thế giới đang hướng về

Linh Nhi 23/09/2023 - 08:16

Hiện nay các định chế tài chính quốc tế rất quan tâm đến việc rót vốn vào các "ngân hàng" đặc biệt tại Việt Nam.

Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút nhiều nguồn vốn xanh từ quốc tế. Tính riêng trong hai năm 2021 và 2022, đã có hơn 7 tỷ USD nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam, phần lớn dành cấp cho các dự án xanh nhằm giảm thiểu tác hại với môi trường và hạn chế phát thải.

Hiện nay các định chế tài chính quốc tế rất quan tâm đến việc rót vốn vào các "ngân hàng xanh". Nắm bắt cơ hội này, gần đây các tổ chức tín dụng đã chủ động tiếp cận các nguồn vốn quốc tế cho tín dụng xanh, ban hành các quy định nội bộ về khung tín dụng xanh… để “hút” nguồn vốn này

Loạt cơ hội trước mắt

Không chỉ các dòng vốn nội, mà ngay cả các dòng vốn ngoại cũng đang ngày càng quan tâm tới tín dụng xanh, khẳng định đây thực sự là xu hướng mới. Hiện có 21 tổ chức tài chính và quỹ đầu tư nước ngoài đã rót vốn cho các dự án xanh của Việt Nam. Trong 2 năm qua, số tiền giải ngân cũng tăng gấp 6 lần so với các giai đoạn trước.

Bà Võ Hằng Phương, Giám đốc khối Thị trường Tài chính và Ngân hàng giao dịch VPBank cho biết: Hiện nay, tổng vốn tài trợ cho các dự án xanh tại VPBank đạt khoảng 500 triệu USD, VPBank cũng đang có nhiều cơ hội để huy động các dòng vốn quốc tế cho các dự án xanh tại Việt Nam.

Có thể thấy, gần đây VPBank liên tiếp huy động thành công nhiều khoản vay tài chính bền vững quốc tế có quy mô lớn, với tổng giá trị lên tới hơn 1 tỷ USD từ năm 2020 đến từ ADB, SMBC, JICA, ANZ và Công ty Chứng khoán Maybank Securities Pte. Ltd.

HDBank cũng thành công mang về nguồn vốn tín dụng trị giá 700 triệu USD cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc hợp tác cùng các tổ chức nước ngoài.

Ông Bùi Xuân Hương, Phó Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng HD Bank: "Chúng tôi cũng có kí các thoả thuận với các tổ chức tài chính xanh với tổng lượng vốn cam kết hơn 700 triệu USD cho các mục đích: năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao và các lĩnh vực khác nằm trong dịch vụ xanh của Việt Nam. Chúng tôi tiếp tục mở rộng danh mục dự án, và cũng tiếp tục làm việc với các đối tác khác để có các nguồn tài chính giá rẻ hơn và dài hạn hơn, giúp các doanh nghiệp tiếp cận hiện thực hoá mục tiêu của mình".

Ngân hàng rộng cửa hút vốn ngoại nhờ một lĩnh vực đặc biệt mà cả thế giới đang hướng về

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mức độ nhận thức của các ngân hàng trong việc thúc đẩy nguồn vốn tín dụng xanh đã tăng đáng kể trong 5 năm trở lại đây. Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, đến tháng 6/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh mới đạt gần 528.300 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Hiện tại đã có 40 tổ chức tín dụng báo cáo có tài trợ cho các dự án xanh, tốc độ tăng trưởng đạt trên 20%/năm.

Tại BIDV, tính đến ngày 30/6/2023, dư nợ cho các dự án xanh đạt 2,81 tỷ USD, chiếm 4,1% tổng dư nợ; Còn tại VPBank, tổng vốn tài trợ cho các dự án xanh tại VPBank đạt khoảng 500 triệu USD, VPBank cũng đang có nhiều cơ hội để huy động các dòng vốn quốc tế cho các dự án xanh tại Việt Nam…

Nắm bắt cơ hội

Trong bối cảnh tín dụng tăng chậm, vốn ứ thừa tại các nhà băng, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, đã đến lúc phải “bàn chuyện dài hạn”, tính toán xem ngành nào, lĩnh vực nào có thể “kéo 100 triệu dân đi lên” để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả. Kinh tế số, kinh tế xanh là các lĩnh vực ngân hàng cần tập trung đầu tư thời gian tới để tạo sự chuyển biến mới cho nền kinh tế.

Đương nhiên, để ngân hàng yên tâm rót vốn cho kinh tế xanh, theo các chuyên gia, trước hết phải xây dựng chính sách, công cụ về huy động nguồn vốn cho phát triển nhanh và bền vững. Phải rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về tín dụng xanh phù hợp với quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, cũng như quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Đồng thời, phải phát triển thị trường trao đổi quyền phát thải theo cơ chế thị trường tại Việt Nam. Xây dựng, áp dụng khung chính sách về khuyến khích và ưu đãi đầu tư, cơ chế và các công cụ tài chính nhằm khơi thông nguồn lực xã hội…

Ngoài rút, nạp, chuyển tiền, hơn 3.000 cửa hàng Thế giới Di động còn có thể đóng tiền điện, tiền nước, tiền bảo hiểm, tiền học phí

Không chỉ nhóm Big 4, nhiều ngân hàng tư nhân cán mốc hơn 10 triệu khách hàng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngan-hang-rong-cua-hut-von-ngoai-nho-mot-linh-vuc-dac-biet-ma-ca-the-gioi-dang-huong-ve-201871.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngân hàng rộng cửa hút vốn ngoại nhờ một lĩnh vực đặc biệt mà cả thế giới đang hướng về
    POWERED BY ONECMS & INTECH