Nghị định 91/2022 tháo gỡ vướng mắc về thuế cho thương mại điện tử

09-11-2022 10:58|Bảo Duy

Các sàn thương mại điện tử chỉ có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia bán hàng.

Theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế được Chính phủ ban hành mới đây. Nghị định 91 có hiệu lực từ ngày 30/10.

Nghị định quy định tổ chức là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Trước đó, Bộ Tài chính từng nhiều lần đưa ra đề xuất sàn thương mại điện tử được ủy quyền để nộp thuế thay cho những người tham gia sàn, có như vậy mới cấp phép để sàn thương mại điện tử hoạt động. Tuy nhiên, đề xuất này nhiều lần vấp phải sự phản đối với lý do sàn thương mại điện tử giống như "chợ", là trung gian kết nối nên không thể bắt chủ "chợ" nộp thay người bán.

Các chuyên gia cho rằng, việc quản lý thuế thương mại điện tử là cần thiết, đúng theo quy định của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14: Mọi tổ chức cá nhân cơ quan đều có trách nhiệm trong công tác quản lý thuế cùng cơ quan thuế, các cá nhân có trách nhiệm kê khai, nộp thuế theo đúng quy định pháp luật.

Tiếp thu một số ý kiến từ doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã chia các sàn thương mại điện tử thành 2 loại, hoặc là sàn có chức năng đặt hàng trực tuyến hoặc không trong đó những sàn có chức năng đặt hàng trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki... vẫn được bộ đề xuất phải kê khai và nộp thuế thay cho người bán trên sàn.

Thời gian vừa qua, sàn thương mại điện tử phát triển mạnh với khoảng 100 sàn đang hoạt động, số cá nhân kinh doanh trên sàn lên tới hàng trăm nghìn người. Tổng cục Thuế kiểm tra thực tế tại 3 sàn thương mại điện tử lớn cho thấy, năm 2020, Shopee có khoảng 210.000 cá nhân kinh doanh, Tiki có hơn 8.800 cá nhân kinh doanh, Voso có hơn 3.210 người,...

Theo thông tin từ Bộ Tài Chính, từ năm 2018 đến nay, hoạt động thu thuế với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, thu từ thương mại điện tử thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay lên tới 5.588 tỉ đồng.

Số thu này tăng qua các năm, bình quân 3 năm (2018 - 2021) là 130%, riêng số thu năm 2021 tăng cao, tới 1.591 tỉ đồng - tương đương tăng 39% so với năm 2020. Đáng chú ý, trong số này, Facebook nộp 2.099 tỉ đồng, Google gần 2.115 tỉ đồng, Microsoft nộp 714 tỉ đồng…

SmartDev giành ‘cú đúp’ giải thưởng Sao Khuê 2024

Shopee, Lazada, TikTok kiếm nghìn tỷ tại Việt Nam nhờ phục vụ chị em

DCCA và EFE Network 'bắt tay' thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nghi-dinh-912022-thao-go-vuong-mac-ve-thue-cho-thuong-mai-dien-tu-157363.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nghị định 91/2022 tháo gỡ vướng mắc về thuế cho thương mại điện tử
POWERED BY ONECMS & INTECH