Nghiên cứu từ Harvard: Không phải IQ hay EQ, đây mới là tố chất khiến bạn ‘bất khả chiến bại’ trong mọi hoàn cảnh
Đây chính là yếu tố then chốt giúp bạn vượt qua mọi thử thách, dẫn đến thành công bền vững trong cuộc sống.
Thành công không đến từ chỉ số IQ, EQ hay các mối quan hệ mà từ sự kiên trì theo đuổi một mục tiêu nhất định. Những người tập trung vào một lĩnh vực và không ngừng cố gắng thường sẽ gặt hái được thành quả mà họ mong đợi.
Hãy tưởng tượng một hình ảnh: Hai người đang cùng tìm kiếm kho báu. Người thứ nhất không kiên trì, anh ta liên tục đổi chỗ đào mà không dành đủ thời gian ở bất kỳ vị trí nào để tìm thấy kho báu. Ngược lại, người thứ hai kiên trì chỉ đào ở một chỗ, không ngừng sâu thêm và cuối cùng, anh ta tìm được viên ngọc quý mà mình hằng mong đợi.
Trong cuộc sống, có nhiều người luôn nhìn lên đỉnh núi với mong muốn chinh phục, nhưng lại liên tục thay đổi ngành nghề và mục tiêu, không kiên trì theo đuổi một hướng đi duy nhất. Kết quả là họ thường chẳng đạt được điều gì đáng kể. Trái lại, những người biết xác định rõ ràng mục tiêu của mình và không ngừng nỗ lực với sự kiên trì sẽ nhận được "phần thưởng" từ cuộc sống.
01 - Câu chuyện về cậu bé và đàn cừu
Có một câu chuyện kể rằng: Một cậu bé chăn cừu sống với gia đình và nuôi vài con cừu. Hàng ngày, trước khi bình minh ló dạng, cậu bé đã dắt đàn cừu của mình ra khỏi chuồng và đưa chúng đến những cánh đồng xanh mướt bên ngoài làng. Mỗi khi nhìn thấy nơi có cỏ tươi, cậu lập tức dẫn đàn cừu đến đó. Thế nhưng, sau nửa năm chăm chỉ, điều kỳ lạ là đàn cừu của cậu bé không hề béo lên mà ngược lại, trông chúng gầy gò và yếu đuối.
Trong khi đó, những con cừu của người hàng xóm, mua chung từ cùng một lứa, lại béo khỏe, mập mạp, trông rất vui tươi. Thắc mắc không hiểu lý do tại sao, cậu bé quyết định hỏi ý kiến người hàng xóm. Người hàng xóm cười và trả lời: "Cừu suốt ngày chạy quanh sẽ không thể béo". Hóa ra, việc dắt cừu đi nhiều nơi để tìm cỏ ngon là tốt, nhưng việc phải di chuyển quá nhiều đã khiến đàn cừu bị mệt và không thể tăng cân.
Câu chuyện này không chỉ đơn giản là về cách nuôi cừu mà còn mang đến một bài học quý giá về sự kiên định trong cuộc sống. Rất nhiều người giống như cậu bé chăn cừu, luôn tìm kiếm những thứ tốt nhất mà không hề nhận ra rằng việc liên tục thay đổi, thử hết cái này đến cái kia, không bao giờ đào sâu vào một lĩnh vực cụ thể, chỉ khiến họ mãi mãi dậm chân tại chỗ.
Trong một chương trình truyền hình thực tế có tên "I Am a Speaker", tôi đặc biệt ấn tượng với một thí sinh tên là Vưu Tư Bân. Vưu Tư Bân là một người yêu thích toán học và ngưỡng mộ nhà toán học nổi tiếng Andrew Wiles. Vì vậy, anh đã thi đỗ vào Đại học Warwick ở Anh năm 2011 để theo học chuyên ngành toán học.
Sau khi tốt nghiệp, anh nhận thấy ngành tài chính đang bùng nổ, thu hút rất nhiều người trẻ và hứa hẹn những cơ hội lớn. Bị cuốn theo xu hướng, Vưu Tư Bân quyết định từ bỏ cơ hội học tiếp lên cao trong ngành toán học để chuyển sang lĩnh vực tài chính. Ban đầu, công việc của anh khá suôn sẻ, và anh đã đạt được một số thành công nhất định. Nhưng chẳng bao lâu sau, thị trường chứng khoán bất ngờ sụp đổ, khiến vô số người mất trắng. Cùng lúc đó, các lĩnh vực mới như dữ liệu lớn và điện toán đám mây bắt đầu nổi lên mạnh mẽ và đây đều là những ngành dựa trên nền tảng toán học - kiến thức mà Vưu Tư Bân đã bỏ qua.
Thực tế khắc nghiệt đã dạy cho anh một bài học đắt giá: Thành công không đến từ việc chạy theo những thứ nhất thời hay trào lưu. Cuộc sống luôn thay đổi, nhưng nếu chúng ta không kiên định, không đào sâu vào một lĩnh vực cụ thể, thì rất dễ bị cuốn trôi theo dòng chảy của thời cuộc.
Như câu nói: “Nếu bạn kiên trì với một điều gì đó, cuối cùng cả thế giới có thể xoay quanh bạn. Nhưng nếu bạn chạy theo mọi thứ, thế giới sẽ bỏ rơi bạn". Cuộc sống là hành trình không ngừng học hỏi và thử nghiệm, nhưng đồng thời cũng cần sự tập trung và quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn.
Chỉ khi chúng ta thực sự biết mình muốn gì, hiểu rõ con đường mình đang đi và cam kết theo đuổi nó, chúng ta mới có thể khai phá được những cơ hội và thành công bền vững.
02 - Tấm gương kiên trì: Vưu Tư Bân
Đại học Stanford đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài 20 năm về các sinh viên tốt nghiệp và nhận thấy rằng: Những cá nhân kiên định theo đuổi một mục tiêu cụ thể thường có xu hướng đạt được thành công vượt trội ở nhiều lĩnh vực xã hội. Những người thay đổi hướng đi không quá thường xuyên đã trở thành chuyên gia trong nhiều ngành nghề khác nhau, phần lớn sống trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Ngược lại, những ai không có mục tiêu rõ ràng và thường xuyên thay đổi ngành nghề thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, thường không hài lòng và hay đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác.
Nói cách khác, nếu một người tập trung vào việc phát triển một lĩnh vực chuyên môn và kiên trì hoàn thiện kỹ năng của mình, họ sẽ gặt hái được thành công.
Một giảng viên tiểu học môn Toán đã chia sẻ câu chuyện của mình. Khi bắt đầu sự nghiệp, cô nhận ra rằng để trở thành một giáo viên xuất sắc, cô cần tạo hứng thú cho học sinh trong việc học. Mặc dù cô có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng truyền đạt tốt, nhưng điều cô trăn trở là làm sao có thể duy trì sự tập trung và hứng thú học tập của học sinh, đặc biệt khi các em thường mất tập trung và không chú ý trong giờ học.
Sau khi nhận ra vấn đề, cô bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về giáo dục và tâm lý học, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi. Cô đã tham gia một khóa học chuyên sâu về phương pháp giảng dạy theo mô hình não bộ. Nhờ những kiến thức mới này, cô đã tìm ra cách thu hút sự chú ý của học sinh và biến việc học Toán trở nên thú vị. Kết quả là, điểm trung bình của lớp cô dạy cao hơn hẳn so với các lớp khác, và cô cũng được vinh danh là Giáo viên xuất sắc của năm.
Cô chia sẻ rằng nhờ không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức, cô đã cải thiện không chỉ kỹ năng giảng dạy mà còn nâng cao sự hiểu biết về tâm lý học sinh. Điều này giúp cô ngày càng tiến gần hơn đến hình ảnh người giáo viên mà cô luôn mong muốn trở thành.
Điều quan trọng là, thay vì dàn trải năng lượng và nỗ lực vào quá nhiều lĩnh vực khác nhau, hãy tập trung hết mình vào một mục tiêu, một chuyên môn duy nhất và phát triển nó đến đỉnh cao. Sự tập trung, đặc biệt trong thời đại ngày nay, là yếu tố quý giá và hiếm hoi nhất.
03 - Sức mạnh của sự kiên trì
Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một cá nhân. Mặc dù chỉ số IQ, EQ hay mối quan hệ xã hội được coi là các yếu tố đáng kể, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công thực sự của một người là sự kiên trì.
Có một chàng trai trẻ, ngay sau khi tốt nghiệp đại học ở tuổi 22, đã bắt đầu làm việc tại một công ty hoạt hình. Anh khởi đầu bằng những công việc đơn giản nhất với mức lương khiêm tốn. Những ý tưởng sáng tạo của anh thường xuyên bị từ chối. Trong các cuộc họp đồng nghiệp, mọi người không ngừng phàn nàn: “Cứ như vậy thì có ý nghĩa gì, hay là đổi nghề đi”.
Trong khi nhiều người xung quanh rời bỏ nghề, anh quyết định ở lại. Dù vất vả, anh dành hết thời gian và sức lực cho công việc vẽ tranh, làm việc đến tận khuya, là người cuối cùng rời khỏi văn phòng. Khi đó, phong cách hoạt hình Disney với kết thúc có hậu đang chiếm lĩnh thị trường. Nhưng anh không đi theo lối mòn ấy, mà tiếp tục giữ vững niềm tin vào phong cách hoạt hình truyền thống, vẽ tay từng chi tiết.
Các đồng nghiệp cười nhạo anh, gia đình cũng khuyên anh từ bỏ, nhưng anh không dao động. 16 năm kiên trì, chàng trai ấy không chỉ nắm vững kịch bản, phân cảnh mà còn hiểu sâu sắc mọi khía cạnh của việc sản xuất phim hoạt hình. Đến khi 38 tuổi, anh mới ra mắt bộ phim hoạt hình đầu tiên của mình, nhưng đáng tiếc, bộ phim lại thất bại tại phòng vé. Không có nhà sản xuất nào dám hợp tác với anh sau đó. Tuy nhiên, anh không từ bỏ. Thay vì nản lòng, anh tiếp tục viết truyện tranh và đăng tải nhiều kỳ suốt 5 năm.
Cuối cùng, một trong những tác phẩm của anh trở nên nổi tiếng và được chuyển thể thành phim "Nausicaa of the Valley of the Wind", bộ phim gây tiếng vang lớn. Chàng trai ấy chính là Hayao Miyazaki, một đạo diễn hoạt hình và bậc thầy nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Sau 21 năm kiên trì theo đuổi đam mê, Miyazaki đã đạt được thành công toàn cầu.
Ông đã từng chia sẻ rằng, khi cuộc sống trở nên tồi tệ đến một mức nào đó, nó sẽ bắt đầu tốt lên vì không thể tệ hơn được nữa. Sau những nỗ lực, bạn sẽ học được nhiều điều, và nếu kiên trì, bạn sẽ vượt qua tất cả.
Thực tế, nhiều công việc không mang lại kết quả ngay lập tức. Nhưng nếu chúng ta không ngừng nỗ lực và kiên trì, thành công sẽ dần hiện ra. Cicero, nhà hùng biện vĩ đại của La Mã cổ đại, từng nói: "Một người dù yếu đuối đến đâu, chỉ cần cống hiến hết sức lực cho mục đích duy nhất của mình thì anh ta sẽ có thể đạt được điều gì đó".
Không có thành công nào đến ngay lập tức, và cũng không có bậc thầy nào thành công mà không trải qua khó khăn. Đằng sau mỗi thành công, luôn ẩn chứa một tinh thần kiên trì không mệt mỏi. Jack Trout, tác giả của cuốn "Định vị", từng nhận định: "Nếu bạn làm mọi thứ, bạn sẽ không đạt được gì. Tốt hơn là nên tập trung vào một việc và biến mình thành một chuyên gia độc nhất, thay vì một người làm mọi thứ mỗi thứ một chút".
Sự kiên trì không chỉ là khả năng tập trung vào một việc duy nhất, mà còn là sự sàng lọc để tạo ra giá trị độc nhất. Những người không ngừng nỗ lực sẽ luôn là những người vươn lên, trở thành bậc thầy trong lĩnh vực của mình.
Thành công không bao giờ đến ngay, nhưng nó luôn dành cho những ai biết kiên trì.
*Tổng hợp
10 trường đại học tốt nhất nước Mỹ, đứng đầu không phải Harvard
Bác sĩ Đại học Harvard chỉ đích danh 3 loại rau giá rẻ giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả