Ngôi chùa cổ gần 900 năm nằm dựng đứng trên vách núi, nổi tiếng với cây cột gỗ linh sam ‘cầu con’ linh thiêng

29-03-2024 15:44|Thanh Thanh

Đặc biệt, đây còn là ngôi chùa hiếm hoi nằm vững vàng trên vách núi qua 8 thế kỷ mà không tốn một cây đinh nào.

Cam Lộ Nham tự - Ngôi chùa đặc biệt ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) tọa lạc "cheo leo" trên vách núi cao 80m so với mặt đất. Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn bởi nghệ thuật xây dựng độc đáo giúp nó đứng vững trong gần 900 năm qua mà không cần dùng tới bất cứ cây đinh nào.

Ngôi chùa đặc biệt nằm ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc)

Ngôi chùa đặc biệt nằm ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc)

Chùa Cam Lộ Nham ẩn mình trong một hốc đá tự nhiên. Toàn bộ ngôi chùa chia làm 4 phần, trong đó, phần giữa được chống đỡ bằng cây cột gỗ linh sam cao 30m, các phần còn lại xây tựa vào vách đá. Công trình này được lát gạch đỏ uy nghi, thể hiện rõ phong cách kiến trúc của triều đại nhà Tống.

Có thể thấy rõ việc xây dựng một ngôi chùa trên vách đá là không hề dễ dàng nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn chính là toàn bộ công trình này khi thi công không sử dụng tới một chiếc đinh nào. Thay vào đó, các kiến trúc sư cổ đại đã ứng dụng triệt để kỹ thuật ghép mộng gỗ để các phần của công trình kết nối bền chắc với nhau, không cần vật dụng trung gian.

Người xưa sử dùng đục để đục phần gỗ thừa tạo thành một bên lồi gọi là "mộng" và một bên lõm gọi là "lỗ mộng". Lúc này, đầu khúc gỗ sẽ có hai phần thừa thiếu vừa đủ để ôm khít vào nhau. Kỹ thuật ghép mộng gỗ vừa giữ được các kết nối vững chắc, bền đẹp qua thời gian, vừa thể hiện triết lý "âm dương", phong thủy vô cùng sâu sắc.

Các kiến trúc sư cổ đại đã ứng dụng triệt để kỹ thuật ghép mộng gỗ để các phần của công trình kết nối bền chắc với nhau, không cần vật dụng trung gian

Các kiến trúc sư cổ đại đã ứng dụng triệt để kỹ thuật ghép mộng gỗ để các phần của công trình kết nối bền chắc với nhau, không cần vật dụng trung gian

Kiến trúc ngôi chùa cổ khiến hậu thế phải thán phục sự tài tình của các kiến trúc sư cổ đại bởi trong thời đại không có công nghệ, họ chỉ dựa vào bàn tay, khối óc mà tính toán chính xác từng chi tiết nhỏ cho cả công trình vĩ đại.

Do toàn bộ hang động có hình tam giá ngược, phần vách đá bên trên nhô ra như một chiếc ô che chở nên ngôi chùa ít phải chịu ảnh hưởng từ nước mưa và đá rơi. Nơi đây nằm ở vị trí cao, thời gian chiếu sáng của mặt trời tương đối dài, tránh được nguy cơ ngập lụt do mưa lũ nên chùa luôn sáng sủa, khô ráo.

Du khách đến chùa Cam Lộ Nham hành hương luôn muốn được ôm cây cột gỗ linh sam chống chùa với niềm tin rằng cây cột sẽ giúp những điều họ cầu mong trở thành hiện thực, đặc biệt là với những người hiếm muộn đến chùa cầu con. Truyền thuyết này vốn bắt nguồn từ những ghi chép cổ liên quan đến ngôi chùa.

Cây cột gỗ linh sam chống chùa

Cây cột gỗ linh sam chống chùa

Vào thời điểm mới được xây dựng, trong chùa Cam Lộ Nham có pho tượng Quan Âm Tống Tử, một vị Bồ Tát tay bồng đứa bé, phù hộ cho các gia đình về đường con cái, sinh con trai thì phức đức trí tuệ, sinh con gái thì đoan trang, chánh trực.

Gần 900 năm trôi qua, công trình này vẫn đứng vững, chưa từng lay chuyển, khiến các kiến trúc sư hiện đại phải cúi đầu nể phục. Chùa Cam Lộ Nham cũng từ đó trở thành mảnh ghép tuyệt vời trong lịch sử kiến ​​trúc Trung Hoa.

>> Ngôi chùa duy nhất Việt Nam thờ hơn 500 nhà báo, phóng viên liệt sĩ

Ngôi chùa nằm ở tỉnh nhỏ nhất Việt Nam có tòa tháp nắm giữ 2 kỷ lục thế giới

Bí ẩn đằng sau ngôi chùa sừng sững giữa dòng sông dài nhất châu Á suốt 700 năm

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-chua-co-gan-900-nam-nam-dung-dung-tren-vach-nui-noi-tieng-voi-cay-cot-go-linh-sam-cau-con-linh-thieng-d119171.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi chùa cổ gần 900 năm nằm dựng đứng trên vách núi, nổi tiếng với cây cột gỗ linh sam ‘cầu con’ linh thiêng
    POWERED BY ONECMS & INTECH