Sống

Ngôi chùa cổ trăm gian ở Việt Nam có tuổi đời gần nghìn năm, lưu giữ nhiều cổ vật giá trị

Nhật Linh 09/10/2023 - 17:06

Ngôi chùa này mang những giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa, được mệnh danh là một trong "Tứ đại danh thắng của xứ Đoài".

Tọa lạc trên một ngọn đồi cao khoảng 50m, chùa Trăm Gian còn có tên gọi khác là chùa Tiên Lữ, tên tiếng Hán của chùa là Quảng Nghiêm tự. Chùa được xây dựng vào năm Trịnh Phù thứ 10 (năm 1185), thời vua Lý Cao Tông, hiện nay chùa nằm trên địa phận thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Cái tên Trăm Gian dân dã, mộc mạc bắt nguồn từ kiến trúc hơn 100 gian nhà của chùa. Chùa đã được chứng nhận là di tích lịch sử quốc gia. Mặc dù không nằm trong trung tâm thành phố, nhưng chùa Trăm Gian lại là địa điểm yêu thích của nhiều du khách mong muốn tìm đến một chốn yên tình, thanh tịnh.

Chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội)

Chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội)

Ngôi chùa gắn liền với truyền thuyết về Đức Thánh Bối

Chùa có quy mô lớn, là một trong "Tứ đại danh thắng của xứ Đoài", bao gồm: Chùa Trăm Gian, Chùa Trầm, chùa Thầy và chùa Tây Phương. Chùa Trăm Gian gắn liền với truyền thuyết về vị cao tăng Nguyễn Lữ, quê ở Bối Khê, Thanh Oai, Hà Tây (nay là Hà Nội) được người đời tôn là đức Thánh Bối.

Vẻ đẹp uy nghi của chùa Trăm Gian

Vẻ đẹp uy nghi của chùa Trăm Gian

Tương truyền rằng, vào đời Trần, có người phụ nữ ở làng Bối Khê đã sinh ra một cậu con trai sau giấc mộng thai thấy đức Phật. Năm người con trai lên 6 tuổi thì cha mẹ mất, cậu phải một mình chăn trâu nuôi bản thân. Khi mới 9 tuổi, cậu đã đi tu ở chùa Đại Bi trong làng. Tuổi nhỏ nhưng cậu lại rất mộ đạo Phật. Vừa tròn 15 tuổi, cậu bắt đầu đi du vân khắp nơi. Đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay, cậu đã quyết định ở lại đây tu hành. Mười năm theo vị trưởng lão trong chùa học đạo, cậu bé càng ngày càng thấu hiểu mọi phép linh thông, có nhiều phép lạ.

Dang tiếng đồn xa, vua Trần liền sắc phong là Hòa Thượng, đặt đạo hiệu Đức Minh và mời về tu ở chùa trong kinh đô. Tuy nhiên, không lâu sau, Ngài quyết định xin vua về làng dựng lên ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi, Hòa Thượng Đức Minh ngồi vào một cái khám gỗ siêu thoát. Trước đó, Ngài dặn đệ tử đợi một trăm ngày thì hãy mở ra, nếu thấy thơm thì rút mây làm tượng thờ, còn không thì đổ ra sông Cái. Một trăm ngày sau, các đệ tử mở cửa khám, kim quang Ngài mùi thơm nức cả một vùng. Thấy vậy, dân làng và đệ tử liền xây tháp thờ phụng và tôn thờ là đức Thánh Bối.

Sau Tết Nguyên Đán hằng năm là lễ hội tưởng nhớ đức Thánh Bối với các hoạt động như rước kiệu thánh, thi cỗ chay và trình rối cạn. Không những vậy, còn có trò chơi dân gian như đánh cờ người, đấu vật, múa rối nước…

Nghi thức rước kiệu Thánh, kiệu bát cống do 18 người khiêng và bốn người khiêng giá rước giá gồm rước án, rước mâm ngũ quả và bát nhang, rước giá cỗ (gồm bánh chưng, bánh dày), rước giá văn bản được diễn ra vô cùng long trọng. Những người được giao trọng trách rước giá phải mặc áo Mã tiền, trong là thân áo, bên ngoài đính các dải phướn nhiều màu sắc.

n6
Người dân về hội chùa Trăm Gian

Người dân về hội chùa Trăm Gian

Thiết kế độc đáo với 3 cụm kiến trúc, lưu giữ tranh cổ hàng nghìn năm tuổi

Được đánh giá là quần thể kiến trúc cổ kính, độc đáo, trải qua nhiều lần trùng tu thì hiện nay chùa Trăm Gian có cả tất cả 104 gian, bao gồm 3 cụm kiến trúc chính.

Cụm thứ nhất là cầu thang đá rộng đẹp, lan can có hai tượng rồng đá cổ oai nghiêm với hai bên là hàng cây xanh mát và thơ mộng. Vào đến cổng chùa, ta sẽ bắt gặp bốn cột trụ và 2 quán, trước đây là nơi đánh cờ khi diễn ra lễ hội. Bên cạnh đó là nhà giá Giá Ngự nhìn ra hồ sen, nơi đặt kiệu đức Thánh và xem múa rối nước. Chùa trên núi với phía trước là hồ sen thơm ngát tạo ra lối kiến trúc chùa “tiền thủy hậu sơn”.

Quang cảnh đường lên chùa Trăm Gian

Quang cảnh đường lên chùa Trăm Gian

Cụm thứ 2 cách cụm thứ nhất khoảng 100 bậc, là tòa gác chuông, gác cao 2 tầng. Gác chuông của chùa Trăm Gian là một trong những gác chuông cổ nhất nước ta còn sót lại cho đến ngày nay, được dựng vào năm 1965, mang dấu ấn nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc độc đáo của kiến trúc thời Lý - Trần. Tháp có 2 tầng với mái đao cong vút được trạm trổ hình mây, lưỡng long chầu nguyệt, phượng chầu lư hương vô cùng tinh xảo. Trông xa, tháp chuông giống như một tòa sen đang vươn mình tỏa ngát hương. Các cột kèo cũng được trang trí hình hoa sen, hình rồng đặc trưng kiến trúc của thời kỳ.

Tháp chuông chùa Trăm Gian

Tháp chuông chùa Trăm Gian

Tầng 2 đặt chiếc chuông có niên đại khoảng 200 năm, được đúc năm Cảnh Thịnh thứ 2 là mẫu chuông đồng điển hình của thời Tây Sơn. Đứng trên tháp chuông, du khách có thể phóng tầm mắt ra xe để quan sát toàn bộ khung cảnh yên bình xung quanh ngôi chùa.

Vượt thêm 27 bậc đá, sẽ đến được cụm thứ ba cũng là phần thờ phụng chính của chùa. Tại khoảng sân gạch rộng rãi của chùa còn lưu giữ một sập đá lớn từng là nơi đặt lư hương. Để vào trong gian chính cần leo thêm 7 bậc đá này rất nhỏ hẹp, chỉ để vừa 1 chân nằm ngang. Bảy bậc đá xây như vậy nhằm tránh cho du khách khi đi về quay lưng vào gian chính của chùa.

Trung tâm chùa

Trung tâm chùa

Trung tâm chùa gồm 3 gian chính là Tiền Đường, Thiên Hương và Thượng Điện nối với nhau thành chữ “công”. Hành lang dài hai bên bao lấy Tiền Đường và Hậu Đường thành hình chữ “quốc”. Các ban bao gồm ban thờ Phật, thờ Đức Thánh Bội, thờ Quan Âm và gia đình đô đốc Đặng Tiến Đông - tường thời vua Quang Trung, người đã có công tu sửa ngôi chùa.

Gian giữa của thượng điện có đặt một bệ bằng đất nung đỏ lớn được trạm khắc cầu kì hình đài sen, hoa cỏ, muông thú. Trên bệ là tượng Phật tam thế. Hệ thống tượng tại chùa lên tới hơn 150 tượng, trong đó đặc biệt quý là tượng Tuyết Sơn - tượng minh họa thời kì khổ hạnh của Đức Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật. Các bức tượng, tranh khắc tại chùa Trăm Gian đều là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của các triều đại. Bên cạnh đó, 4 bức tranh cổ “Thập Điện Diêm Vương” hàng nghìn năm tuổi từng bị lưu lạc 17 năm nay đã được tìm thấy và lưu giữ tại chùa.

Tranh khắc 18 vị La Hán tại chùa Trăm Gian

Tranh khắc 18 vị La Hán tại chùa Trăm Gian

Vì những giá trị nổi bật về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc nên năm 1962 chùa Trăm Gian đã được Bộ VHTTDL xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.

Nhà ga sở hữu đến 4 cái nhất của Việt Nam là nhà ga cổ độc nhất Đông Dương, có tuyến đường sắt răng cưa duy nhất ở châu Á và dài nhất thế giới

Ngôi chùa cổ gần 1.000 năm tuổi tọa lạc trên đỉnh núi, lưu giữ bảo vật quốc gia quý giá, được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt

Ngôi chùa cổ rộng khoảng 10.000m2 lưu giữ bốn bảo vật quốc gia tạo tác từ thế kỷ XVII, được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-chua-co-tram-gian-o-viet-nam-co-tuoi-doi-gan-nghin-nam-luu-giu-nhieu-co-vat-gia-tri-d109615.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi chùa cổ trăm gian ở Việt Nam có tuổi đời gần nghìn năm, lưu giữ nhiều cổ vật giá trị
    POWERED BY ONECMS & INTECH