Điểm đến

Ngôi cổ tự gần 400 năm tuổi sở hữu 2 bảo vật quốc gia, diện tích lên đến 58.000m2, là một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam

Nhật Linh 11/11/2023 09:02

Đây là một trong những ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời ở Việt Nam.

Chùa Keo còn biết đến với tên gọi khác đó là chùa Thần Quang Tự. Ngôi chùa được xây dựng quy mô lớn nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Từ lâu, dựa theo dòng chảy của sông nhiều người vẫn gọi chùa là Keo trên nhằm phân biệt với ngôi chùa Keo dưới của Nam Định.

K5

Chùa xây dựng vào năm 1632 (thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII) là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, độc đáo. Chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình, với 157 gian trên khu đất rộng 58.000m2. Chùa Keo ngoài thờ Phật còn thờ Thánh (tiền Phật, hậu Thánh). Đây cũng là ngôi chùa hiếm hoi còn giữ lại được nguyên vẹn nét kiến trúc xưa có kiến trúc cổ gần 400 năm, một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Chùa có 17 công trình với 128 gian, công trình kiến trúc chính như Tam quan, Chùa Phật, Điện Thánh, gác chuông, hành lang, khu tăng xá, được xây dựng cân đối theo lối kiến trúc đặc trưng “Nội công ngoại quốc.”

k10

Công trình kiến trúc nổi tiếng gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Tại chùa Keo, hai bộ cánh cửa gỗ chạm khắc hình tượng rồng Niên đại: Thế kỷ XVII), đặt ở cửa chính tam quan nội chùa Keo tỉnh Thái Bình, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2017.

K1

Bộ cánh cửa được tạo từ hai cánh hình chữ nhật, mỗi cánh cửa được ghép bằng 4 miếng gỗ nhỏ. Mỗi cánh chạm một hình rồng lớn, một hình rồng nhỏ và một hình nghê. Đôi rồng lớn trong thế vươn mình hướng lên chầu vào giữa.

K2

Khu chùa Phật là nơi tập trung nhiều nhất các pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao vào thế kỷ 17, 18 đó là tượng Tuyết Sơn, La Hán, Quan Thế Âm Bồ Tát... Hai dãy hành lang Đông và Tây được dựng bao quanh chùa Phật-Đền Thánh, phía trước thông qua hàng dậu và Tam quan nội, phía sau kết nối với Gác chuông, hợp thành ô chữ Quốc. Hai dãy hành lang đều được dựng trên mặt bằng hình chữ L, kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói, mỗi dãy 33 gian.

K6
k7

Bảo vật quốc gia thứ 2 tại ngôi cổ tự gần 400 năm tuổi chùa Keo là hương án (còn gọi là nhang án, bàn thờ) là đồ dùng thờ cúng, dùng để bát hương và bày đồ thờ, tạo tác thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021.

K3

Thân hương án được các nghệ nhân xưa dày công tuyệt tác với trình độ hoàn hảo, công phu. Đây là phần trung tâm của bảo vật quốc gia, với rất nhiều chi tiết chạm khắc phức tạp, tỉ mỉ nhưng hài hòa, đối xứng như phô diễn tài năng điêu khắc của nghệ nhân xưa.

K4

Đặc biệt, do kích thước của hương án lớn và nặng nên dưới phần chân còn được lắp dàn thanh ngang, trục dọc dạng khóa mộng với 4 bánh xe bằng đá, để khi cần có thể đẩy di chuyển. Sự sáng tạo này vừa bảo vệ hương án không chịu tác động xấu do quá trình khiêng vác gây ra, vừa tránh được việc hơi nước ẩm từ nền đất ngấm lên.

Ngoài 2 bảo vật quốc gia, chùa Keo hiện đang lưu giữ 197 di vật, cổ vật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của chùa (từ thế kỷ XVII đến nay), được tạo tác từ nhiều loại chất liệu (gỗ, đá, đồng), có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc.

k8

Với những giá trị đặc biệt về văn hóa lịch sử, năm 2012, quần thể chùa Keo được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

<< Bí mật phong thủy ẩn chứa trăm năm trong lăng mộ mẹ vua Khải Định, đặc biệt nhất nhì trong các lăng mộ nhà Nguyễn

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Bà cô từ một huyện nhỏ ở Quảng Ninh nghiên cứu đầu tư vào blockchain khiến ông Hoàng Nam Tiến bất ngờ

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-co-tu-gan-400-nam-tuoi-so-huu-2-bao-vat-quoc-gia-dien-tich-len-den-58000m2-la-mot-trong-10-cong-trinh-kien-truc-co-tieu-bieu-cua-viet-nam-d111215.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi cổ tự gần 400 năm tuổi sở hữu 2 bảo vật quốc gia, diện tích lên đến 58.000m2, là một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH