Bất động sản

Người dân cố tình xây dựng trái phép, xây trên đất bị lấn chiếm sẽ bị xử phạt ra sao?

Phương Hà 29/06/2024 17:30

Trường hợp người dân cố tình “lách luật” để xây nhà có khả năng bị phạt hành chính cao hơn…

Tại Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hay xây trên đất bị lấn chiếm... thì chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp cắt điện, nước.

Cụ thể, HĐND TP. Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định, không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng.

Mức phạt trên được áp dụng trong các lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn TP.

Người dân cố tình xây dựng trái phép, xây trên đất bị lấn chiếm sẽ bị ‘trừng trị’ ra sao?

Người dân cố tình xây dựng trái phép, xây trên đất bị lấn chiếm sẽ bị ‘trừng trị’ ra sao?

Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn TP, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong một số trường hợp.

Điển hình là công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Hay công trình xây dựng trên đất bị lấn chiếm theo quy định về đất đai; cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy; công trình phải phá dỡ đã có quyết định di dời khẩn cấp…

HĐND TP sẽ quy định chi tiết trường hợp áp dụng, thẩm quyền áp dụng và việc thực hiện biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước.

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho hay có ý kiến tán thành quy định biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh có vi phạm.

Ý kiến khác đề nghị cân nhắc việc áp dụng biện pháp này, vì có thể không phù hợp với quy định của Hiến pháp, ảnh hưởng đến quyền của công dân.

Giải trình vấn đề này, UBTVQH cho biết dự thảo luật xác định biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh có vi phạm xuất phát từ vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô.

Theo UBTVQH: “Với Thủ đô, cần phải có các yêu cầu cao hơn trong bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nhất là về phòng cháy, chữa cháy, lấn chiếm đất công, xây các công trình trái phép…”.

>> Lộ diện kế hoạch ‘hồi sinh’ hơn 700 dự án bỏ hoang tại Hà Nội

Tháo dỡ khách sạn 12 tầng xây dựng trái phép ở Phú Quốc

Bất động sản Capella lại bị phạt lần 2 vì xây dựng trái phép

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nguoi-dan-co-tinh-xay-dung-trai-phep-xay-tren-dat-bi-lan-chiem-se-bi-xu-phat-ra-sao-d126327.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Người dân cố tình xây dựng trái phép, xây trên đất bị lấn chiếm sẽ bị xử phạt ra sao?
    POWERED BY ONECMS & INTECH