Người dân khu vực mới sáp nhập vào TP trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam không được miễn phí qua trạm BOT
Lý giải về điều này, doanh nghiệp cho biết việc miễn phí phương tiện qua trạm sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu, đồng thời tác động đến phụ lục hợp đồng BOT mà chủ đầu tư đã ký kết với Bộ Giao thông vận tải.
Theo VnExpress, Chi nhánh BOT tuyến tránh TP. Vinh (CIENCO 4) mới đây cho biết Cục Đường bộ Việt Nam đã quyết định không giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu phí Bến Thủy I cho chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại 7 phường của thị xã Cửa Lò và 4 xã thuộc huyện Nghi Lộc vừa sáp nhập vào TP. Vinh.
Quyết định này dựa trên đề xuất của CIENCO 4 gửi Cục Đường bộ Việt Nam vào cuối năm 2024.
Thời gian qua, người dân tại các khu vực mới sáp nhập đã đến Chi nhánh BOT tuyến tránh TP. Vinh để làm thủ tục xin miễn phí vé qua cầu Bến Thủy I nhưng không được chấp thuận.
Lý giải về điều này, doanh nghiệp cho biết việc miễn phí phương tiện qua trạm sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu, đồng thời tác động đến phụ lục hợp đồng BOT mà chủ đầu tư đã ký kết với Bộ Giao thông vận tải.

Hơn nữa, dù sáp nhập vào TP. Vinh, 11 xã, phường nói trên vẫn không thay đổi khoảng cách địa lý so với trạm Bến Thủy I. Người dân vẫn có thể lựa chọn di chuyển qua cầu Cửa Hội để tránh phí qua trạm.
>> Tỉnh nhỏ thứ hai Việt Nam tìm chủ đầu tư hai khu đô thị hơn 16.000 tỷ, quy mô gần 27.000 người
Theo CIENCO 4, chính sách giảm giá chỉ áp dụng cho phương tiện trong bán kính 5km quanh trạm thu phí, hoặc tối đa 10km đối với một số dự án đặc biệt.
Qua tính toán, thị xã Cửa Lò (trước sáp nhập) và 4 xã thuộc huyện Nghi Lộc nằm cách quá xa trạm để được hưởng chính sách này.
Được biết, dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Nam Bến Thủy - đường tránh TP. Hà Tĩnh do CIENCO 4 làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư hơn 2.430 tỷ đồng, hoàn thành năm 2014.
Chi nhánh BOT tuyến tránh TP. Vinh - đơn vị trực thuộc được giao thu phí tại các trạm Bến Thủy I và II - nằm giữa TP. Vinh (Nghệ An) và huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) - nhằm hoàn vốn cho dự án. Hiện mức thu phí tại đây dao động từ 40.000-200.000 đồng tùy loại phương tiện.
Trạm Bến Thủy I bắt đầu thu phí từ năm 2005 với thời gian thu kéo dài 29 năm 3 tháng. Hiện nay, trạm còn khoảng 10 năm thu phí với doanh thu hàng tháng đạt khoảng 20 tỷ đồng.
Riêng tháng 1/2025, doanh thu trạm đạt hơn 18 tỷ đồng. Giá vé tại Bến Thủy I và II hiện dao động từ 46.000-196.000 đồng/lượt tùy loại xe. Đến cuối tháng 1/2025, doanh nghiệp đã cấp thẻ miễn phí cho hơn 73.000 ôtô qua trạm.
Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có đường biên giới giáp với Lào và phía Đông giáp biển Đông. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2022, diện tích của Nghệ An là 16.490,25km2, chiếm 3,2% diện tích cả nước và cũng là tỉnh rộng nhất Việt Nam.
Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025, từ ngày 1/12/2024, toàn bộ diện tích 29,09 km2 với 77.813 dân của thị xã Cửa Lò cùng 32,14 km2 và 45.130 dân của các xã Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái và Nghi Phong (huyện Nghi Lộc) chính thức sáp nhập vào TP. Vinh.
>> Việt Nam sắp có khu ‘campus y tế’ đầu tiên hơn 70ha, sánh ngang Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản
Hôm nay, tuyến metro đầu tiên tại thành phố giàu bậc nhất Việt Nam chính thức thu phí
Đề xuất thu phí trên 6 đoạn cao tốc Bắc - Nam do Nhà nước đầu tư