Người Việt ăn gì trong Tết Đoan Ngọ để mang lại may mắn?

22-06-2023 15:13|Giai Nhi

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người Việt thường ăn những món ăn có ý nghĩa tiêu trừ những điều xấu xa, bệnh tật, giúp đem lại may mắn.

Theo văn hóa người Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết diệt sâu bọ vào ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch). Đây cũng là dịp để các thành viên sum họp, quây quần bên mâm cơm gia đình.

Vì vậy, trong ngày này, mọi thường ăn những món ăn có ý nghĩa tiêu trừ những điều xấu xa, bệnh tật, giúp đem lại may mắn.

Trong sách Hội hè lễ Tết của người Việt, Giáo sư, nhà dân tộc học Nguyễn Văn Huyên viết, dịp tết Đoan ngọ người ta chủ yếu biếu nhau ngỗng, vịt, dưa hấu, đường và đỗ xanh. Từ đó có thể thấy, xa xưa người dân Việt Nam thường ăn các món được chế biến từ gà, vịt, ngỗng và trái cây.

Mâm lễ dâng cúng gia tiên: Hoa quả (vải thiều, mận, xoài...), rượu nếp (nếp cái, nếp cẩm)

Những món cơ bản được thưởng thức trong ngày Đoan Ngọ thường là các vật phẩm dâng lên tổ tiên sau đó thực hiện nghi thức diệt sâu bọ. Hoa quả tươi là thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, đặc biệt là những quả đang rộ mùa, vừa ngon lại rẻ như vải thiều, mận, xoài... Những thức quả này có vị chua ngọt dịu dàng, rất thích hợp ăn để "diệt sâu bọ" trong ngày lễ.

Cũng trong mâm lễ dâng gia tiên này còn có rượu nếp - thứ sản vật đặc trưng của dân ta mỗi mùa Đoan Ngọ về. Nếp chín mùa, ủ với men rượu ngấu lên được ăn vào sáng ngày Đoan Ngọ, vị ngọt mát, cay cay của nếp cái, nếp cẩm lên men giúp làm dịu đi cái nắng hè gay gắt.

Chỉ cần một bát nhỏ, đặt kèm trong mâm lễ, tươm tất và ngon mắt biết bao. Điểm xuyết vào đó là vài chiếc bánh cốm hoặc bánh xu xê màu sắc rực rỡ.

Tết Đoan Ngọ ăn gì?

Bánh gio, bánh ú

Một đặc trưng thường thấy trong Tết Đoan Ngọ đó là bánh gio mật mía. Thời nay, không phải cứ đến Tết Nguyên Đán mới thấy bánh chưng, cũng chẳng phải Tết Đoan Ngọ về mới có bánh gio, nhưng đến lễ diệt sâu bọ, bánh gio dường như có ý vị và tầm quan trọng hơn hẳn.

Hiện nay, các món ăn truyền thống vẫn tiếp tục được mọi người chế biến, sử dụng trong dịp tết Đoan ngọ. Một trong số này là bánh gio, bánh ú. Đây là loại bánh quen thuộc, có thể tìm thấy bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Vào ngày này, bánh gio, bánh ú có ý vị và tầm quan trọng hơn hẳn. Dịp này, mỗi gia đình đều mua, chế biến loại bánh này để cúng gia tiên, sử dụng trong các bữa ăn.

Ngoài bánh gio (bánh tro), một loại bánh khác cũng được dùng trong ngày Tết Đoan Ngọ là bánh ú nếp. Bánh ú không phổ biến ngoài miền Bắc, thứ bánh đầy đặn này thường được người miền Trung, miền Nam ăn nhiều hơn, đặc biệt là người Hoa tại TP. HCM. Nói cách khác, đây là món bánh đặc trưng của người Trung Quốc, còn được gọi là bánh bá trạng.

Cách Làm Món Bánh Tro Hấp Dẫn Dịp Tết Đoan Ngọ • Leep.app

Thịt vịt

Thịt vịt cũng là một trong những món ăn được ưa chuộng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Không chỉ mang ý nghĩa may mắn, thịt vịt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng cân bằng âm dương, giúp thanh nhiệt, bồi bổ sức khoẻ rất tốt.

Vịt được chế biến thành nhiều món ngon, nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là vịt nướng, vịt quay, vịt tiềm, cháo vịt hoặc vịt om sấu.

Chè kê

Ngày Tết Đoan Ngọ với người Huế hầu như không thể thiếu được bát chè kê. Kê nấu chè, dẻo thơm, ngọt thanh giúp kéo cái nóng bức mùa hạ xuống, rất thanh đạm và dễ ăn. Kê thu hoạch từ tháng 4 âm lịch, tròn mẩy, vàng óng được xay tróc vỏ nhưng vẫn còn lớp cám mỏng bên ngoài. Tiếp đó, hạt kê được ngâm nước lạnh đến khi mềm thì mang đi nấu.

Chè kê được nấu với nước đường pha gừng, cách ăn cũng độc lạ không dùng thìa mà dùng bánh tráng vừng. Muốn món chè kê thanh mát hơn, cho thêm đậu xanh tách vỏ vào nấu cùng. Kê dẻo quánh, thơm ngan ngát mùi gừng kết hợp với bánh tráng giòn tan, ăn rất thích.

Món chè bình dị này cũng được biến tấu như nấu cháo, thêm cùng đậu phộng vào ăn cũng rất lạ miệng. Chè kê dân dã, là món quà bình dị trong ngày Tết Đoan Ngọ nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất, có tác dụng bồi bổ khí huyết, ăn trong ngày này rất hợp.

HOW TO MAKE VIETNAMESE SWEET SOUP | TasteShare - YouTube

Chè trôi nước

Đây là món ăn rất nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Vào dịp tết Đoan ngọ, món này cũng được các gia đình săn đón, chế biến.

Món ăn được chế biến từ bột nếp, nhân làm từ đậu xanh. Bột nếp được nhồi đến khi mềm dẻo. Sau đó, lấy 1 lượng vừa đủ vào lòng bàn tay dàn mỏng ra rồi để vào giữa 1 viên nhân đậu xanh sau đó vo tròn lại.

Khi nấu cho thêm ít gừng giúp món chè có hương thơm và vị nồng ấm của gừng. Món ăn có thể ăn kèm với nước cốt dừa. Vị béo và ngọt bùi hoà hợp với nhau cùng với vị cay ấm của gừng trong nước đường và vị thơm nồng của mè, đậu phộng phía trên.

Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Đoan Ngọ? Tết Đoan Ngọ ăn gì, cúng gì?

Cơm rượu nếp

Thông thường, cơm rượu sẽ được ăn đầu tiên vào buổi sáng sớm khi bạn vừa thức dậy trong ngày tết Đoan ngọ. Người dân tin rằng, trong dạ dày chúng ta có những loại vi khuẩn mà những loại thức ăn chua, chát sẽ loại bỏ được chúng nên cơm rượu nếp là ưu tiên hàng đầu.

Cơm rượu nếp là hỗn hợp nếp nguyên hạt đã được đồ thành xôi, sau đó rắc một lớp men rồi ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Dù già hay trẻ, đây đều là một món dễ ăn nhờ vào vị ngọt thanh, chua nhẹ khó cưỡng.

Tết Đoan ngọ, ăn rượu nếp ngừa ung thư rất tốt nhưng có những người nhất  định phải tránh

Những điều kiêng kỵ và nên làm để mang lại may mắn trong Tết Đoan Ngọ 2023

Cúng Tết Đoan Ngọ 2023 vào giờ nào đẹp nhất? Mâm cúng gồm những gì?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nguoi-viet-an-gi-trong-tet-doan-ngo-de-mang-lai-may-man-188890.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Người Việt ăn gì trong Tết Đoan Ngọ để mang lại may mắn?
POWERED BY ONECMS & INTECH