Các chuyên gia đánh giá khung pháp lý của thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam chưa được hoàn thiện.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong 10 năm qua (2012-2022), các tổ chức tín dụng đã xử lý được gần 1,57 triệu tỷ đồng nợ xấu, chủ yếu bằng hình thức tổ chức tín dụng tự xử lý.
Xử lý nợ xấu bằng hình thức bán nợ (bán cho VAMC và các tổ chức, cá nhân khác) chiếm 26,6%, trong đó chủ yếu là bán cho VAMC. Việc bán nợ xấu theo giá trị thị trường vẫn còn vô vàn hạn chế do thị trường mua bán nợ chưa phát triển.
Các chuyên gia đánh giá khung pháp lý của thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam chưa được hoàn thiện.
Nghị định 69/2016 của Chính phủ đã đề nghị cơ quan quản lý với đầu mối là Bộ Tài chính có phương án, đề án phát triển thị trường mua bán nợ, tuy nhiên việc triển khai vẫn còn tương đối chậm.
Bên cạnh đó, pháp luật chỉ cho phép 2 phương thức mua bán nợ là đàm phán trực tiếp và đấu giá. Điều này dẫn tới thiếu cơ sở định giá khoản vay và thiếu các cơ chế về công khai thông tin.
Ngoài ra, việc mua bán nợ chỉ đang được thực hiện vòng vo trên 4 chủ thể là VAMC, DATC, AMC và tổ chức tín dụng.
Nghị quyết 42 cho phép các tổ chức khác tham gia mua bán nợ xấu nhưng không quy định chi tiết về kế thừa quyền, nghĩa vụ đối với tài sản bảo đảm khi tổ chức đó không phải là tổ chức tín dụng. Điều này đã hạn chế chủ thể tham gia thị trường.
Ngoài ra, thị trường mua bán nợ của Việt Nam hiện cũng rất thiếu các nhà môi giới chuyên nghiệp, định giá tài sản độc lập, các định chế tài chính khác như công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, công ty chứng khoán... và thị trường thứ cấp hầu như chưa có.
Trương Mỹ Lan: Tất cả tài sản của tôi đều nằm ở SCB, cả gia tộc nợ nần
TS. Trương Văn Phước: Ngân hàng Nhà nước nên tăng trần lãi suất huy động