Ngân hàng Nhà nước nên tăng trần lãi suất huy động để tạo nên một điểm hoán đổi tiền tệ giữa đồng USD và VND.
Tại phiên thảo luận tổng thể Diễn đàn Kinh tế xã hội 2022, TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, đã có những đánh giá về chính sách tiền tệ thời gian qua của Việt Nam.
Theo đó, "Việt Nam cần cố gắng ổn định lãi suất". Bình luận trên về những giải pháp kiềm chế lạm phát do ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu ra.
TS.Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam khẳng định, tình hình lạm phát toàn cầu là một hiện tượng phổ biến.
Có nhiều nhận định, đánh giá khác nhau về vấn đề nay nhưng theo TS.Trương Văn Phước có ba mục tiêu chính:
Thông thường khi lãi suất tăng lên, thì cầu giảm, đó là điều mong muốn để hạ bớt cầu về tín dụng ở các quốc gia đang có lạm phát cao; làm dịu bớt thị trường lao động nóng.
Sau đại dịch Covid-19, các nước sử dụng biện pháp tăng tiền lương để kéo lao động thì lại rơi vào một hiệu ứng nan giải: giá tăng khiến tiền lương tăng, tiền lương tăng làm cho giá tăng.
Bên cạnh đó, tăng lãi suất suy cho cùng là làm cho đồng nội tệ tăng lên. Chính vì vậy, việc sử dụng lãi suất là điều quan trọng, TS.Trương Văn Phước khuyến nghị lãi suất Việt Nam cố gắng ổn định là tốt nhất.
Vấn đề thứ hai là về tỷ giá, TS.Trương Văn Phước nhấn mạnh, Việt Nam phải giữ cho bằng được ổn định tỷ giá. Đây là “phòng tuyến sông Cầu”, nếu vỡ phòng tuyến này thì lạm phát sẽ tràn vào.
Thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã làm tốt việc này giữ tỷ giá trung tâm khoảng 0,6 và cho thị trường dao động trong biên độ cộng trừ 3%. Như vậy là sự lan truyền của lạm phát và Việt Nam sẽ bị ngưng lại bởi phòng tuyến tỷ giá. (còn nữa)
Thứ ba, tăng lãi suất suy cho cùng là làm cho đồng nội tệ tăng lên. Hay hiểu đơn giản, tăng lãi suất làm cho tỷ giá giảm xuống.
Hiện tại, lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát kỳ vọng thì ra lãi suất thực dương của Việt Nam vẫn rất cao. Trong khi đó, nếu Mỹ tăng lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước vẫn để trần lãi suất huy động 6 tháng ở mức 4%/năm thì ông Phước đánh giá “không ổn”.
“Ngân hàng Nhà nước nên tăng trần lãi suất huy động để tạo nên một điểm hoán đổi tiền tệ giữa đồng USD và VND”, ông Phước khuyến nghị.
Về cung tiền, TS. Phước cho rằng ở Việt Nam đang chưa phải tăng lãi suất do công cụ hạn mức tín dụng vẫn phát huy được hiệu quả.
Do đó, hạn mức tín dụng cần phải duy trì trong một thời gian nữa. “Chừng nào lạm phát tại Việt Nam và thế giới thật sự ổn định thì hãy tính đến việc bỏ hạn mức tín dụng”, ông Phước nói.
Trong khi đó TS Võ Trí Thành, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cảnh báo, dòng vốn tháo chạy sẽ mạnh mẽ, nếu nới lỏng hơn nữa tỷ giá.
Trước khuyến nghị của các chuyên gia, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà khẳng định, cơ quan này sẽ điều hành linh hoạt đảm bảo tăng trưởng chung của hệ thống ngân hàng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Các tổ chức tín dụng phản ứng ra sao về chính sách tín dụng của NHNN?
Cộng đồng quốc tế đánh giá ra sao về công tác điều hành kinh tế của Việt Nam?
Chuyên gia tại Mỹ khuyến nghị Việt Nam nên sử dụng các chính sách tài khóa an toàn