Tài chính Ngân hàng

Nhìn lại "cú đảo chiều" chính sách tiền tệ thần kỳ của Ngân hàng Nhà nước

Thùy Linhh 02/09/2023 - 18:00

Động thái đảo chiều chính sách tiền tệ bằng cách giảm lãi suất được coi là phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam.

14.jpg

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng cho biết nhận thấy sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Cụ thể, năm 2022 trước tác động từ việc FED tăng lãi suất, NHNN đã thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ. Chỉ trong vòng 1 tháng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện 2 lần tăng lãi suất lần lượt ngày 23/9/2022, ngày 25/10/2022.

Các mức lãi suất được điều chỉnh tăng thêm 2% gồm: lãi suất tái cấp vốn (tăng từ 4% lên 6%/năm), lãi suất tái chiết khấu (tăng từ 2,5% lên 4,5%/năm), lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (tăng từ 5% lên 7%/năm).

Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 3/2023, NHNN đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, NHNN đã 2 lần giảm lãi suất điều hành. Trong 6 tháng đầu năm, NHNN đã thực hiện tổng cộng 4 lần giảm lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5 - 2%/năm.

Theo phân tích của Viện NCKH Ngân hàng, xu thế đảo chiều chính sách của NHNN được thực hiện nhằm hỗ trợ phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dấu hiệu giảm lãi suất có thể coi là giải pháp linh hoạt và phù hợp với tình hình thị trường hiện tại.

Nhìn lại cú đảo chiều chính sách tiền tệ thần kỳ của Ngân hàng Nhà nước
Thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN (Nguồn: FiinPro)

Viện NCKH Ngân hàng cho rằng, Việt Nam không bị áp lực lạm phát lớn như các quốc gia khác. Nguyên nhân chính là việc các nước trên thế giới đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ mạnh tay nhằm đối phó với khủng hoảng. Thống kê từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy các nước phát triển như Mỹ và Anh đã đưa ra các gói chi tài khóa bổ sung với quy mô tương đương 25,5% và 16,2% GDP.

Tại các nền kinh tế mới nổi, tỷ lệ chi tài khóa bổ sung cũng cao hơn Việt Nam, ở mức 4% GDP. Trong khi đó, gói hỗ trợ của Việt Nam vào năm 2020 chỉ chiếm 1,9% GDP và tổng gói hỗ trợ từ đầu năm 2021 chỉ đạt 138.000 tỷ đồng, và tỷ lệ giải ngân thực tế cũng chỉ đạt mức thấp.

Viện NCKH đánh giá, động thái đảo chiều chính sách tiền tệ bằng cách giảm lãi suất được coi là phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam. Thay vì tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt như nhiều quốc gia khác, Việt Nam chủ động lựa chọn biện pháp linh hoạt để hỗ trợ phục hồi kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn khó khăn.

Việc giảm lãi suất điều hành giúp giảm gánh nặng lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái thiết hoạt động kinh doanh cũng như đóng góp vào quá trình phục hồi kinh tế toàn diện của đất nước.

Ngoài ra, lãi suất giảm cũng góp phần kích cầu tiêu dùng từ phía hộ gia đình, trực tiếp làm tăng sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chính sách luôn đòi hỏi thời gian để đạt được hiệu quả thực tiễn.

Giá vàng và tỷ giá: Biến động trong sự kiểm soát của NHNN

Từ 1/1/2025, tài khoản những ngân hàng sau sẽ bị khóa thẻ, tạm ngừng giao dịch

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhin-lai-cu-dao-chieu-chinh-sach-tien-te-than-ky-cua-ngan-hang-nha-nuoc-199044.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhìn lại "cú đảo chiều" chính sách tiền tệ thần kỳ của Ngân hàng Nhà nước
    POWERED BY ONECMS & INTECH