Tài chính Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 5.000 tỷ đồng

Hoàng Hiếu 14/07/2025 14:11

NHNN bơm ròng hơn 5.391 tỷ đồng trong tuần 7–11/7, lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại, trong khi tỷ giá tiếp tục chịu áp lực từ nhiều phía.

Trong tuần giao dịch từ ngày 7 đến 11/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt, đẩy mạnh bơm thanh khoản để hỗ trợ hệ thống ngân hàng trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng bật tăng trở lại và tỷ giá vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Trên kênh thị trường mở (OMO), NHNN đã bơm ròng tổng cộng 5.391 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ cầm cố giấy tờ có giá và phát hành tín phiếu.

Cụ thể, trên kênh cầm cố, NHNN cho vay 71.096 tỷ đồng ở các kỳ hạn 7 ngày và 91 ngày với lãi suất giữ nguyên ở mức 4%, trong khi có 61.705 tỷ đồng đáo hạn. Trên kênh tín phiếu, cơ quan điều hành phát hành 21.400 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 7 ngày với lãi suất dao động từ 3,35% đến 3,45%, đồng thời có 17.400 tỷ đồng đáo hạn trong tuần.

Sau khi bù trừ, NHNN bơm ròng tổng cộng 5.391 tỷ đồng ra thị trường, phản ánh nỗ lực giữ nhịp thanh khoản và ổn định mặt bằng lãi suất ngắn hạn trong hệ thống.

Lãi suất liên ngân hàng có xu hướng tăng trở lại sau khi rơi sâu vào cuối tháng 6. Lãi suất qua đêm tăng từ 4,25% đầu tuần lên 4,65% vào phiên 9/7. Các kỳ hạn khác cũng đồng loạt tăng: kỳ hạn 1 tuần lên 4,65%, 2 tuần lên 4,72%, 1 tháng lên 4,91% và 3 tháng đạt 4,75%.

Động thái tái phát hành tín phiếu của NHNN từ cuối tháng 6 được xem là biện pháp kéo mặt bằng lãi suất lên mức phù hợp hơn, hỗ trợ ổn định tỷ giá và kiểm soát tâm lý thị trường sau khi lãi suất qua đêm từng chạm đáy 15 tháng (1,3% vào ngày 23/6).

Dù đồng USD quốc tế có dấu hiệu suy yếu trong tháng 6 do kỳ vọng Fed sớm nới lỏng chính sách tiền tệ, tỷ giá USD/VND trong nước vẫn đối mặt với áp lực tăng. Tỷ giá trung tâm ngày 11/7 được NHNN công bố ở mức 25.128 VND/USD, giảm nhẹ 3 đồng so với hôm trước nhưng đã tăng 786 đồng so với đầu năm.

Trên thị trường tự do và tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá giao dịch vẫn duy trì ở vùng cao. Theo dữ liệu từ Fed chi nhánh New York, chênh lệch giữa lãi suất qua đêm SOFR và lãi suất qua đêm tại Việt Nam vào ngày 9/7 chỉ còn 0,33 điểm %, mức khá thấp và không còn đủ sức hút dòng vốn ngoại ngắn hạn.

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 5.000 tỷ đồng
NHNN bơm ròng hơn 5.391 tỷ đồng trong tuần 7–11/7, lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại, trong khi tỷ giá tiếp tục chịu áp lực từ nhiều phía.

Trong báo cáo thị trường tiền tệ mới nhất, Chứng khoán MB (MBS) cảnh báo tỷ giá USD/VND vẫn đối mặt với áp lực tăng kéo dài do các yếu tố nội tại. Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu – vốn là bộ đệm quan trọng hỗ trợ tỷ giá – đang chậm lại đáng kể sau thời điểm các doanh nghiệp gấp rút hoàn tất giao hàng trước khi thời hạn hoãn thuế quan với Mỹ kết thúc vào ngày 9/7.

Báo cáo PMI tháng 6 từ S&P cho thấy đơn hàng xuất khẩu đã giảm tháng thứ 8 liên tiếp, trong đó mức giảm của tháng 6 là mạnh nhất trong hai năm. Thứ hai, chênh lệch lãi suất VND – USD có thể tiếp tục nới rộng trong quý III/2025.

MBS cho rằng lãi suất tiền gửi trong nước vẫn còn dư địa giảm, trong khi lãi suất điều hành của Fed nhiều khả năng chỉ bắt đầu giảm từ tháng 9 do thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định và lạm phát chưa hạ nhiệt rõ rệt.

Ngoài ra, nhập khẩu tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm (+18% so với cùng kỳ) trong khi xuất khẩu chỉ tăng 14,4%, khiến thặng dư thương mại giảm 34,4% cũng là yếu tố gia tăng sức ép lên tỷ giá.

Dựa trên các phân tích, MBS dự báo tỷ giá USD/VND có thể dao động trong khoảng 26.600–26.750 đồng/USD vào cuối năm, tương ứng mức tăng từ 4,5% đến 5% so với đầu năm nay.

>> Nhiều ngân hàng đề xuất thuê nước ngoài gia công vàng miếng, NHNN nói gì?

Bỏ độc quyền vàng miếng: NHNN đề xuất điều kiện cấp phép cho doanh nghiệp, ngân hàng

Nhiều ngân hàng đề xuất thuê nước ngoài gia công vàng miếng, NHNN nói gì?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngan-hang-nha-nuoc-bom-rong-hon-5000-ty-dong-296341.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 5.000 tỷ đồng
    POWERED BY ONECMS & INTECH