Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán tuần 4 - 7/1/2022

09-01-2022 12:00|Minh Hiếu

Trong tuần đầu năm 2022, VN-Index vượt cản 1.500 điểm và lập đỉnh lịch sử. VIC trở thành cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số với hơn 7,2 điểm. VHM và VRE cũng đóng góp lần lượt gần 4 điểm và 3 điểm.

Thị trường chứng khoán biến động tích cực ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2022.

Kết phiên giao dịch ngày 7/1, VN-Index đứng ở mức 1.528,48 điểm, tương ứng tăng 2,02% so với tuần trước; HNX-Index cũng tăng 4,19% lên 493,84 điểm; UpCOM-Index tăng 2,59 điểm lên 115,6 điểm.

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao và tăng so với tuần cuối năm 2021.

Cụ thể, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 38.724 tỷ đồng/phiên - tăng 27,4% trong đó giá trị khớp lệnh bình quân đạt 36.109 tỷ đồng - tăng 28,7%.

Về diễn biến dòng tiền, giống như tuần trước đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn giao dịch có phần tiêu cực. Tương tự, khối ngoại giao dịch tiêu cực trở lại trong khi tổ chức trong nước đóng vai trò nâng đỡ thị trường chung.

vm.png
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư (Đơn vị: Tỷ đồng)

Theo dữ liệu từ FiinPro, các nhà đầu tư cá nhân nội tiếp tục bán ròng 506 tỷ đồng trên HOSE trong tuần đầu năm 2022. Dù vậy, mức bán ròng này giảm 70% so với tuần trước. Nếu tính về khớp lệnh, giá trị bán ròng nâng lên thành 845 tỷ đồng.

VHM bị cá nhân trong nước bán ròng mạnh nhất với 764 tỷ đồng. VNG và KBC đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 422 tỷ đồng và 358 tỷ đồng.

Trong khi đó, CII được mua ròng mạnh nhất với 549 tỷ đồng. GEX và VNM đều được mua ròng trên 400 tỷ đồng.

Giao dịch của khối ngoại cũng biến động theo chiều hướng tiêu cực khi bán ròng trở lại 573 tỷ đồng ở sàn HOSE.

Khối ngoại tuần qua bán ròng mạnh nhất mã MSN với hơn 395 tỷ đồng. CII và VNM đứng sau với giá trị bán ròng đều trên 300 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, VHM được mua ròng mạnh nhất với 595 tỷ đồng. GAS, KBC và CTG đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng.

Trái ngược với hai dòng vốn trên, tổ chức trong nước giao dịch tích cực khi mua ròng 1.080 tỷ đồng - gấp 2,5 lần tuần trước đó trong đó tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng trở lại 287 tỷ đồng (mua ròng 485 tỷ đồng thông qua khớp lệnh).

Tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất mã VNG với 422 tỷ đồng. KBC đứng sau với giá trị mua ròng là 232 tỷ đồng.

Trong khi đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã GEX với 404 tỷ đồng. HNG và HPG đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 243 tỷ đồng và 153 tỷ đồng.

Đối với khối tự doanh, dòng vốn này mua ròng 792 tỷ đồng trên HOSE - giảm 13% so với tuần cuối năm 2021 (mua ròng 851 tỷ đồng thông qua khớp lệnh).

TCB được khối tự doanh mua ròng mạnh nhất với giá trị 154 tỷ đồng. VPB được mua 113 tỷ đồng. Tiếp sau, HPG và DXG được mua ròng lần lượt 98 tỷ đồng và 74 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, FPT bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 52 tỷ đồng; PHC và KDH bị bán ròng lần lượt 30 tỷ đồng và 25 tỷ đồng.

Về diễn biến giá cổ phiếu, lực kéo chính giúp VN-Index vượt ngưỡng 1.500 điểm trong tuần qua đến từ nhóm cổ phiếu “họ Vin”.

Cụ thể, VIC là cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất với hơn 7,2 điểm kéo tăng. VHM và VRE cũng lần lượt hỗ trợ gần 4 điểm và 3 điểm cho chỉ số.

Đối với VIC, thông tin đáng chú ý nhất trong tuần qua là việc công ty con – VinFast đã công bố dừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022, thay vào đó là tập trung hoàn toàn cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các dòng xe thuần điện.

Trong khi đó tại VRE, thông tin về nhóm quỹ ngoại đã trở thành cổ đông lớn tại đây cũng đã được công bố trong bối cảnh khối ngoại quay lại mua ròng trong những phiên cuối năm 2021.

Bên cạnh nhóm “họ Vin”, một số cổ phiếu bất động sản khác cũng ghi nhận kết quả tích cực, BCM kéo tăng hơn 3,2 điểm trong khi DIG cũng hỗ trợ hơn 2,8 điểm.

Ngoài ra, có thể tính cả GEX với mảng bất động sản khu công nghiệp. Riêng NVL lại có tác động tiêu cực khi làm mất hơn 2,2 điểm của chỉ số.

Trái ngược với nhóm bất động sản, nhóm cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua lại khá ảm đạm. Trong 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất có đến 5 cổ phiếu thuộc nhóm này. Tiêu cực nhất là VPB với gần 1,4 điểm; kế đó lần lượt là SSB, ACB, CTG, MSB.

Tổng cộng, 5 cổ phiếu này đã làm mất gần 5 điểm của chỉ số. Duy chỉ có BID là khác biệt khi giúp chỉ số kéo tăng hơn 2,8 điểm.

Cổ phiếu dầu khí tăng nhờ diễn biến tích cực của giá dầu với BSR (+5,2%), OIL (+11,7%), PLX (+4,5%), PVD (+6,4%), PVS (+6,2%), PVB (+1,5%), PVC (+2,4%), PVT (+3,7%)...

Cổ phiếu họ Vin đảo chiều tăng, nhóm nông nghiệp đồng loạt kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.270

Một cổ phiếu VN30 ‘phi’ mạnh trong phiên 16/5, được CTCK khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 26%

Cổ phiếu ngân hàng duy nhất tăng kịch trần trong phiên 'hưng phấn', tiếp tục phá đỉnh lịch sử

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhin-lai-dien-bien-thi-truong-chung-khoan-tuan-4-712022-121368.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán tuần 4 - 7/1/2022
POWERED BY ONECMS & INTECH