Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán tuần 9 - 13/5

15-05-2022 09:40|Đức Quân

Thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch tiêu cực trong tuần 9 - 13/5/2022 trong đó VN-Index có tuần giảm thứ 10 liên tiếp.

Kết tuần giao dịch, VN-Index giảm 146,49 điểm (-11,02%) so với tuần trước đó xuống mức 1.182,77 điểm; HNX-Index giảm 41,07 điểm (-11,96%) xuống 302,39 điểm; UPCoM-Index cũng giảm 8,27 điểm (-8,12%) xuống 93,61 điểm.

Thanh khoản thị trường nhỉnh hơn so với tuần trước đó, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 19.220 tỷ đồng/phiên - tăng 7% trong đó giá trị khớp lệnh bình quân đạt 17.392 tỷ đồng/phiên - tăng 5,7%.

Về diễn biến dòng tiền, trong tuần vừa qua, nhà đầu tư cá nhân trong nước giao dịch có phần tiêu cực và là nhân tố chính khiến thị trường đi xuống. Trong khi đó, cả khối ngoại và các tổ chức trong nước đều mua ròng tốt.

Theo dữ liệu của FiinPro, cá nhân trong nước bán ròng trở lại 3.486 tỷ đồng ở HOSE sau 2 tuần mua ròng liên tiếp trước đó. Cổ phiếu FPT bị bán ròng mạnh nhất với 420 tỷ đồng; DGC và MWG đứng sau với giá trị bán ròng đều trên 300 tỷ đồng.

Trong khi đó, DIG được mua ròng mạnh nhất với 811 tỷ đồng; STB đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng của các cá nhân với 417 tỷ đồng.

Ngược pha, tổ chức trong nước mua ròng trở lại 1.804 tỷ đồng sau 2 tuần bán ròng liên tiếp (mua ròng 1.931 tỷ đồng thông qua khớp lệnh).

Trong khi đó, tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất mã FPT với 420 tỷ đồng. MWG và MBB được mua ròng lần lượt 350 tỷ đồng và 214 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, DIG bị bán ròng mạnh nhất với 840 tỷ đồng. FUEVFVND bị bán ròng 645 tỷ đồng. STB đứng thứ 3 trong danh sách bán ròng với 469 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng trở lại 1.682 tỷ đồng trong tuần 9-13/5, tương ứng khối lượng mua ròng ở mức hơn 44 tỷ đồng.

Chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND được khối ngoại mua ròng rất mạnh với giá trị 647 tỷ đồng; DGC được mua ròng 288 tỷ đồng; CTG, VHM và NLG đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, HPG bị bán ròng mạnh nhất sàn này với 143 tỷ đồng; NVL và VCB cũng đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Về diễn biến giá cổ phiếu, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu giảm mạnh nhất với ngành thép như HPG (-14,1%), HSG (-18,3%), NKG (-20%), SMC (-18%), ngành hóa chất như DGC (-20,6%), CSV (-20,5%), DPM (-22,3%), DCM (-21,6%),...

Tiếp theo là nhóm dầu khí với OIL (-12,7%), BSR (-14%), GAS (-8,9%), PVD (-13,6%), PVS (-4,5%), CNG (-18,4%), PSH (-22,8%),…

Nhóm cổ phiếu trụ ngân hàng cũng giảm rất mạnh với VCB (-8,1%), CTG (-11,5%), BID (-14,1%), VPB (-15,1%), MBB (-13,9%), TCB (-18,6%), VPB (-15,1%), ACB (-11,3%), SHB (-17,4%), HDB (-7,7%), STB (-19,8%), MSB (-18,8%), LPB (-17,5%),…

Theo thống kê, ngoài top 10 cổ phiếu giảm sâu nhất sàn HOSE (giảm trên 22%), có đến 30 cổ phiếu giảm hơn 20% như HDG, TDH, GVR, BVH, IDI, FTS, ACL, TTB,…

Giảm từ 15 - 20% có hơn 110 cổ phiếu; gần 80 cổ phiếu giảm từ 10% đến 15% và khoảng 140 mã giảm dưới 10%. Như vậy, tổng cộng trong tuần, sàn HOSE có đến hơn 360 mã giảm giá trong tổng số 410 mã đang niêm yết.

Một cổ phiếu ngân hàng tăng giá 30% chỉ sau 2 phiên

VN-Index rút chân tăng 7 điểm, cổ phiếu phòng thủ ngành điện ‘dậy sóng’

VN-Index 'bốc hơi' 75 điểm trong tháng 4, điểm danh 5 cổ phiếu ngân hàng duy nhất 'giữ' sắc xanh

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhin-lai-dien-bien-thi-truong-chung-khoan-tuan-9-135-118298.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán tuần 9 - 13/5
POWERED BY ONECMS & INTECH