Bất động sản

Nhìn lại thị trường bất động sản tháng 10: Khu đô thị Thanh Hà nửa tháng đi xin nước, Shark Thủy bị tố huy động vốn trái phép

Phương Uyên 28/10/2023 16:01

Những thông tin bất động sản tâm điểm của tháng 10/2023 đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp…

Khu đô thị Thanh Hà liên tiếp bị cắt nước giờ cao điểm

anh-toi-19-19-thanh-ha-1952-1821.jpg

Đầu tháng 10 nhiều cư dân khu đô thị Thanh Hàđã nhận thấy nước sinh hoạt có mùi lạ và đã lấy mẫu nước đi xét nghiệm.

Ngày 10/10, Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) thông báo kết quả xét nghiệm hàm lượng Amoni trong nước 11,46 mg/l, gấp 38 lần ngưỡng cho phép, hàm lượng clo cũng vượt ngưỡng hàng chục lần.

Điều này dẫn đến việc hàng chục nghìn người dân căng băng rôn đòi quyền lợi được dùng nước sạch. Người dân cho biết, cách đây một tuần bị cắt nước, sau đó cấp lại nước bốc mùi nồng nặc "vào phòng tắm xả nước 5 phút là cay mắt mũi không thể chịu nổi".

Để giải quyết vấn đề cung cấp nước đầy đủ cho cư dân, công ty đã tăng sản lượng nước từ nguồn giếng khoan 1.000 lên 3.000m3 một ngày đêm. Vì lưu lượng thay đổi, đồng thời phải bổ sung nước sạch quá gấp nên chưa kịp xử lý các vấn đề vi sinh gây ra mùi.

Bộ Công an lên tiếng về số tiền Công ty Bất động sản Nhật Nam lừa các nhà đầu tư

Ngày 8/9 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Vũ Thị Thúy - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Nhật Namvề tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quá trình điều tra xác định, từ năm 2020 đến 2022, Công ty Nhật Nam đã thu tổng số tiền khoảng hơn 8.941 tỷ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua 45.525 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (một cá nhân ký nhiều hợp đồng). Công ty đã sử dụng chỉ trả tiền gốc, lãi cho các cá nhân số tiền khoảng hơn 4.291 tỷ đồng..., chi trả tiền hoa hồng cho các cá nhân giới thiệu huy động vốn khoảng hơn 2.272 tỷ đồng. Thúy chi sử dụng cá nhân khoảng hơn 635 tỷ đồng...

Phát hiện Cơ quan điều tra đã làm rõ và ghi được lời khai của 111 bị hại, bước đầu xác định số tiền bị chiếm đoạt là hơn 138 tỷ đồng.

Tại Cơ quan điều tra, Vũ Thị Thuý đã khai nhận các hoạt động đầu tư, kinh doanh của Công ty Nhật Nam đều chưa thu được lợi nhuận. Công ty Nhật Nam không có dự án, bất động sản nào tại tỉnh Hòa Bình và tỉnh Bình Thuận như quảng cáo cho các cá nhân.

Về thủ đoạn đưa thông tin quảng cáo sai sự thật của Vũ Thị Thúy và Công ty Nhật Nam, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, năm 2019, Vũ Thị Thúy thành lập công ty Nhật Nam nhưng không góp vốn cổ đông; mục đích thành lập công ty của Thúy là để huy động vốn của các cá nhân.

Một "ông lớn" tham gia đường đua chọn chủ đầu tư cao tốc 23.000 tỷ đồng với Tập đoàn Vingroup

Ngày 5/10, Công ty Hòa Bình của đại gia Đường “bia” - Nguyễn Hữu Đường vừa khánh thành đoạn đường mẫu cao tốc với cam kết chất lượng vĩnh cửu, chống chịu được động đất cấp 8.

Theo chia sẻ của ông Đường với truyền thông, đây là sự kiện khẳng định năng lực của Công ty Hòa Bình trước khi tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Cũng tại sự kiện, đại gia Đường "bia" cho biết, với mong muốn được tham gia tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP), công ty đã cử đoàn cán bộ cùng chuyên gia Trung Quốc – thuộc Tổng Công ty đường cao tốc Quảng Tây kết hợp với chuyên gia làm đường của Đức, Mỹ tư vấn khảo sát tuyến đường.

Từ ngày 29/9, Hà Nội trao quyền cho UBND cấp huyện định giá khu đất từ 30 tỷ trở lên

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4905/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tính thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.

UBND cấp huyện sẽ có quyền tính tiền sử dụng đất, đối với phần diện tích đất vượt hạn mức khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân.

Đáng chú ý, phạm vi ủy quyền được thực hiện đối với trường hợp thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỷ đồng trở lên. Thời hạn ủy quyền kể từ ngày 29/9/2023 – 30/6/2025.

UBND cấp huyện sẽ được thực hiện các quyền và được UBND TP ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. UBND cấp huyện sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND TP khi phạm vi các quyền và trách nhiệm được ủy quyền.

Cập nhật tiến độ xây dựng sân bay Long Thành: Một số gói thầu dự kiến không thể hoàn thành mục tiêu

Bộ Giao thông Vận tải vừa hoàn thiện báo cáo Quốc hội tiến độ triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Đồng Nai, mục tiêu hoàn thành cuối năm 2025. Giai đoạn 1 của sân bay này có tổng mức đầu tư hơn 109.111 tỷ đồng (tương đương hơn 4,6 tỷ USD), chia làm 4 dự án thành phần.

Với dự án thành phần 1 - Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải đánh giá, tới nay chậm, do công tác bố trí vốn của các bộ và UBND tỉnh Đồng Nai chậm.

Dù vậy, đây là các công trình dân dụng thông thường, không phức tạp, thời gian chuẩn bị dự án từ 6-12 tháng, thời gian thi công từ 12-18 tháng, nên chậm nhưng vẫn đủ thời gian để hoàn thành vào cuối năm 2025, đảm bảo đồng bộ với các công trình khác.

Dự án thành phần 2 là các công trình quản lý bay có tổng vốn khoảng 3.435 tỷ đồng, do Tổng Công ty Quản lý bay (VATM) làm chủ đầu tư. Hiện nay, đã khởi công xây dựng công trình chính là đài kiểm soát không lưu, tiến độ cơ bản đạt mục tiêu, đảm bảo hoàn thành cuối năm 2025.

Dự án thành phần 3 với các công trình thiết yếu cho sân bay có vị trí quan trọng nhất, vốn đầu tư lớn nhất, hoàn thành các công trình này sẽ quyết định việc đưa sân bay vào khai thác. Dự án thành phần này có tổng vốn khoảng hơn 99.000 tỷ đồng, do Tổng Công ty Cảng hàng không (ACV) làm chủ đầu tư.

_068e2be4-b583-48d6-95fa-b7d794d35828

Cựu lãnh đạo cấp cao của tỉnh Khánh Hòa bị khởi tố liên quan vi phạm dự án Mường Thanh Viễn Triều

Tại cuộc họp báo quý 3/2023 vào sáng 12/10 do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức, đại diện Công an tỉnh đã thông báo về việc ra quyết định khởi tố9 bị can về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", theo Điều 219 Bộ luật Hình sự.

Vụ án này xảy ra tại dự án khách sạn và căn hộ cao cấp OCEANUS (nay là Mường Thanh Viễn Triều, địa chỉ: khu Bãi Dương, phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) do CTCP Đầu tư Viễn Triều Nha Trang (sau này sáp nhập với CTCP Tập đoàn Mường Thanh) làm chủ đầu tư.

9 bị can bị khởi tố gồm các ông: Nguyễn Chiến Thắng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Đào Công Thiên - cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Võ Tấn Thái - cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Nguyễn Ngọc Tâm - cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính, Vũ Xuân Thiềng - cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Trần Quang Bửu - cựu Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Nguyễn Văn Nhựt - cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trần Sỹ Quân - cựu Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh và Lê Huy Toàn - cựu Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang.

Các gói thầu liên quan đến Công ty AIC lần lượt bị cơ quan chức năng “sờ gáy”

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn liên quan lĩnh vực giao thông vận tải.

Một trong những nội dung đáng chú ý được nêu trong báo cáo liên quan đến việc siết chặt kỷ cương trách nhiệm trong công tác quản lý và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành kế hoạch thanh tra và tổ chức thanh tra những lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, lĩnh vực có nhiều phản ánh, khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm với tinh thần “chủ động nhận diện để phòng ngừa từ sớm, từ xa; sai đến đâu xử lý ngay đến đó; phải làm đến cùng, có kết quả cụ thể”.

TP HCM sẽ cưỡng chế thu hồi đất "vàng" bị dùng làm bến lậu đón trả khách

Theo kết quả xác minh của Sở Tài nguyên và Môi trường, khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong có diện tích khoảng 10.936m2, Công ty Giày Sài Gòn thuê năm 2000.

Đến năm 2007, UBND TP chấp thuận cho công ty này tiếp tục thuê đất đến hết ngày 31/12/2020. Hợp đồng cho thuê đất của Nhà nước quy định doanh nghiệp thuê không được chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, năm 2015, Công ty Giày Sài Gòn ký hợp đồng cho thuê đối với Công ty Thành Bưởi với giá 440 triệu đồng/tháng, tương đương gần 5,3 tỷ đồng/năm, kéo dài trong vòng 5 năm.

Khi phát hiện, cơ quan chức năng buộc Công ty Giày Sài Gòn chấm dứt hợp đồng cho thuê với bên thứ ba là Công ty Thành Bưởi. Nhà xe Thành Bưởi đã ngang nhiên lập nhiều bến "lậu", hoạt động bất chấp, xem thường pháp luật.

Ngoài ra, để trá hình, Công ty Giày Sài Gòn hủy hợp đồng cho thuê và ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Thành Bưởi thời hạn từ ngày 1/7/2016 đến 30/6/2021 và thu tiền thuê nhà xưởng hằng tháng.

Cao tốc do Tập đoàn Sơn Hải thi công tiên phong bỏ barie, thu phí không dừng

Theo thông tin từ Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm thuộc Tập đoàn Sơn Hải, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ là tuyến đầu tiên cả nước áp dụng công nghệ thu phí không dừng (ETC) hoàn toàn.

Theo đó, xe không phải dừng khi thu phí giúp tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc và tiết kiệm nhiên liệu. Chủ đầu tư dự kiến đến ngày 30/12, toàn bộ hệ thống ETC trên tuyến sẽ hoàn thành.

Trước đó, cao tốc được thiết kế 4 trạm thu phí, mỗi trạm có hai làn lối ra và hai lối vào. Trong mỗi lối ra - vào sẽ gồm 1 làn ETC và 1 làn hỗn hợp, gồm ETC và MTC (thu phí một dừng).

Sau khi điều chỉnh, lối vào trạm của tuyến được bố trí 1 làn ETC và làn dừng khẩn cấp, không có barie và cabin thu phí. Thiết bị camera gắn trên giá long môn sẽ tự động quét và đọc thẻ ETC dán trên ô tô qua trạm để trừ tiền.

Ở lối ra được điều chỉnh 2 làn ETC và 1 cabin thu phí, 1 barie tự động. Xe đi qua khu vực barie với tốc độ 60km/h, thay vì 40km/h như trước.

Shark Thủy lại bị tố huy động hàng trăm tỷ vào dự án du lịch nhưng không trả hào nào cho nhà đầu tư

Sau khi bị nhiều phụ huynh đồng loạt tố cáo về hành vi chiếm đoạt khoản tiền học phí học Anh ngữ, ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) lại bị nhiều người tố cáo huy động vốn nhưng không thực hiện như cam kết và đến hạn không trả lại tiền cho người đầu tư.

Đơn tố cáo được gửi đến Công an TP HCM và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu để xem xét, xử lý. Công an TP HCM đã phân công đơn vị thụ lý, giải quyết.

Thực hư việc công ty của Shark Thủy bị tố chây ì, không trả tiền cho nhà đầu tư

Theo phản ánh, trong năm 2022 Shark Thủy, đại diện pháp luật, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn đầu tư Ecapital đã dùng pháp nhân của công ty này để huy động vốn hợp tác đầu tư của nhiều người với thời hạn 3 - 6 tháng hoặc 1 năm, lãi suất trên dưới 10%, thậm chí còn sẵn sàng chi trả lãi suất lên đến 18%/năm.

Mục đích của việc huy động vốn được công ty Ecapital ghi rõ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh là để đầu tư vào dự án khu du lịch Hồng Quang Long Hải ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do công ty TNHH Đầu tư phát triển Hồng Quang làm chủ đầu tư.

Theo quảng cáo, đây là dự án du lịch nghỉ dưỡng với quy hoạch ban đầu gồm 31 căn biệt thự, một khu khách sạn cao tầng 217 phòng cùng một số công trình hạ tầng phụ trợ khác với tổng mức đầu tư là 330 tỷ đồng.

Điểm tên loạt đất 'vàng' được đưa vào danh sách đấu giá từ năm 2023 - 2025 tại Thủ đô Hà Nội

Sở Xây dựng TPHCM được duyệt hồ sơ chuyển nhượng dự án bất động sản

Tập đoàn FLC đã chấm dứt hoạt động đầu tư 14 dự án BĐS, nợ hơn 1.000 tỷ đồng tiền thuê đất

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nhin-lai-thi-truong-bat-dong-san-thang-10-khu-do-thi-thanh-ha-nua-thang-di-xin-nuoc-bo-cong-an-tim-nhung-nguoi-bi-hai-vu-nhat-nam-d110545.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhìn lại thị trường bất động sản tháng 10: Khu đô thị Thanh Hà nửa tháng đi xin nước, Shark Thủy bị tố huy động vốn trái phép
    POWERED BY ONECMS & INTECH