Nhờ đâu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc bất chấp đại dịch?

19-01-2022 13:38|Anh Duy

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thần tốc trong năm 2021 do tiêu dùng và xuất khẩu đã bù đắp cho sự suy giảm trong lĩnh vực bất động sản.

GDP của Trung Quốc đã tăng 8,1% trong năm 2021, con số gần như trái ngược với những thông tin về một thị trường bất động sản lao dốc và những đợt siết quản lý mạnh tay với các công ty công nghệ lớn của Bắc Kinh.

Dưới đây là cái nhìn tổng quan làm thế nào để nền kinh tế số hai thế giới có mức tăng trưởng ấn tượng như vậy.

Bất động sản

Đầu ra của lĩnh vực bất động sản Trung Quốc giảm mạnh trong quý III và IV năm ngoái, khoảng thời gian dài nhất kể từ năm 2008. Hoạt động xây dựng cũng giảm, khi Bắc Kinh nỗ lực siết quản lý với các công ty bất động sản. Điều này làm diện tích mặt sàn xây mới năm 2021 giảm hơn 14% so với năm trước đó. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất trong vòng 6 năm qua.

Sự sụt giảm của lĩnh vực bất động sản kéo tụt đáng kể với tăng trưởng kinh tế. Hoạt động xây dựng bất động sản của Trung Quốc ước tính đóng góp 15 – 25% GDP.

tq-bds.jpg

Điểm tích cực từ sự suy giảm của thị trường bất động sản là nền kinh tế Trung Quốc ít phát thải carbon hơn bởi đây là một lĩnh vực chính làm tăng khí thải nhà kính. Sản xuất thép tăng lên hơn 1 tỷ tấn lần đầu tiên trong năm 2020 đã giảm nhẹ vào năm.

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu tại Carbon Monitor, lượng khí thải carbon dioxide của Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2021 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP.

COVID-19 và ngành tiêu dùng

Năm 2020, Bắc Kinh phụ thuộc vào xây dựng để hồi sinh nền kinh tế trong khi kiểm soát COVID-19 khiến chi tiêu dùng giảm. Những động lực tăng trưởng đó đảo chiều trong năm 2021 với lĩnh vực bất động sản suy giảm, ảnh hưởng đầu tư, còn biện pháp kiểm soát virus nhìn chung đã cho phép chi tiêu dùng phục hồi.

Chính phủ tăng chi cho dịch vụ cũng được coi là tiêu dùng, đồng nghĩa với việc đây là động lực tăng trưởng lớn nhất của năm ngoái.

Xuất khẩu ròng cũng là yếu tố mạnh bất thường trong hỗ trợ nền kinh tế, với thặng dư thương mại cao kỷ lục trong năm ngoái, đóng góp khoảng 20% tăng trưởng của Trung Quốc.

tq-covid-va-tieu-dung.jpg

Điều này làm dấy lên câu hỏi đâu sẽ là động lực tăng trưởng chính của kinh tế Trung Quốc năm 2022 khi đà lây lan của biến chủng Omicron đe dọa kìm hãm chi tiêu dùng, tăng trưởng xuất khẩu dự báo cũng yếu dần. Bắc Kinh từng tuyên bố muốn đầu tư hạ tầng lấp vào khoảng trống đó nhưng chưa tăng lượng trái phiếu chính phủ sẽ bán ra để chi trả.

Sản xuất hồi sinh

Với nguy cơ bị Mỹ và các đồng minh cấm vận thương mại hàng hóa công nghệ cao, Trung Quốc dồn nhiều nỗ lực cho sản xuất.

Trong kế hoạch kinh tế 5 năm công bố năm 2021, Trung Quốc tuyên bố duy trì tỷ trọng không đổi của sản xuất trong nền kinh tếm tránh quá trình phi công nghiệp hóa đã xuất hiện tại một số quốc gia.

Số liệu chính thức cho thấy nỗ lực trên đang mang lại quả ngọt với tỷ trọng đóng góp của sản xuất cho GDP tăng hai năm liên tiếp, sau một thập kỷ suy giảm.

tq-sx-hoi-sinh.jpg

Xu hướng này được hỗ trợ bởi việc tái bố trí các cơ sở sản xuất cấp thấp ở châu Á khi những quốc gia này chật vật vì đại dịch. Tuy nhiên, các lĩnh vực thâm dụng công nghệ cũng tăng trưởng nhanh. Sản lượng phương tiện năng lượng mới tăng hơn 145%, sản xuất microchip tăng 33%.

Sự đồng thuận từ tư nhân

Một số công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc đã để mất hàng tỷ USD vốn hóa thị trường khi Bắc Kinh mạnh tay kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ và các công ty dạy thêm.

tq-khoi-tu-nhan.jpg

Tuy nhiên, nếu nhìn vào sản xuất công nghiệp, các công ty tư nhân lại có một năm tuyệt vời khi sản lượng tăng 10,2%, cao hơn so với trung bình ngành.

Tốc độ đầu tư của các công ty tư nhân cũng cao gấp hơn 2 lần so với khối nhà nước năm 2021, cho thấy sự lạc quan về triển vọng kinh doanh. Hầu hết chuyên gia kinh tế đều coi đây là xu hướng tích cực cho nền kinh tế.

Thịnh vượng chung

tq-thinh-vuong-chung.jpg

Bước đầu trong chính sách tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trong năm 2021 là điểm nhấn mới trong mục tiêu "thịnh vượng chung" nhằm kiềm chế bất bình đẳng. Theo dữ liệu chính thức, Trung Quốc không tạo ra nhiều đột phá trong năm 2021.

Theo thước đo bất bình đẳng nhu nhập, khoảng cách giữ 20% người có thu nhập cao nhất với 20% người có thu nhập thấp nhất mở rộng hơn đôi chút, duy trì ở mức gấp đôi Liên minh châu Âu. Khoảng cách giữa thu nhập đô thị và nông thôn chỉ được thu hẹp một chút.

Hàng loạt tên tuổi lớn tham gia ủy ban tiêu chuẩn AI của Trung Quốc

Trung Quốc đẩy mạnh đàm phán, sẵn sàng ‘phản đòn’ thuế quan của ông Trump?

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nho-dau-kinh-te-trung-quoc-tang-truong-vuot-bac-bat-chap-dai-dich-121763.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhờ đâu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc bất chấp đại dịch?
    POWERED BY ONECMS & INTECH