‘Báu vật’ trời ban của Việt Nam cực hiếm quốc gia sở hữu: Nước ta xuất khẩu đứng thứ 2 toàn cầu, Ấn Độ mua nhiều nhất
Đây là một trong những loại nông sản có giá trị cao, được ưa chuộng sử dụng không chỉ trong nước mà còn tại các quốc gia khác trên thế giới.
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng các loại cây gia vị với kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD mỗi năm. Trong đó, hoa hồi được coi là một trong những “báu vật” khi trên thế giới, cực ít quốc gia có thể may mắn sở hữu.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hoa hồi trong tháng 10/2024 đạt 1.330 tấn với kim ngạch hơn 5,8 triệu USD, so với tháng trước đó ghi nhận tăng mạnh 88,9%.
Trong tháng 10/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 903 tấn, tăng mạnh 121,3% so với tháng trước. Prosi Thăng Long là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất trong tháng 10/2024 với 275 tấn, tăng 205,6% so với tháng trước.
Trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực, đạt 7.395 tấn, chiếm 66,3%. Bên cạnh đó, ở vị trí thứ 2 là Mỹ với 411 tấn và thứ 3 là Trung Quốc với 358 tấn.
Hoa hồi của Việt Nam được tiêu thụ mạnh tại nhiều khu vực Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Đông, Nhật Bản,... Trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu chính.
Việt Nam là một quốc gia mạnh về xuất khẩu gia vị khi đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, đứng số 1 thế giới về xuất khẩu quế, thứ 2 thế giới về xuất khẩu hoa hồi.
Theo Hiệp hội gia vị thế giới, hồi là cây quý hiếm, hầu như chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc, mỗi năm chỉ thu hoạch được 2 vụ. Sản lượng hồi Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc với sản lượng hàng năm ước đạt 22.000 tấn trên diện tích trồng khoảng 55.000ha.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Tại Việt Nam, cây hồi được trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng,... Trong đó, Lạng Sơn được mệnh danh là “thủ phủ” cây hồi của Việt Nam với hơn 43.000ha trồng hồi, chiếm 70% diện tích cả nước.
Do phù hợp với loại đất và sinh trưởng ở địa hình cao nên cây hồi phát triển tốt ở Lạng Sơn. Người dân nơi đây gắn bó với rừng hồi theo kiểu cha truyền con nối, trồng một lần và cho thu hoạch cả trăm năm sau.
Theo VPSA, hoa hồi là một trong những loại nông sản có giá trị cao, được ưa chuộng sử dụng không chỉ trong nước mà còn tại các quốc gia khác trên thế giới. Nhờ vào hương thơm đặc trưng, công dụng phong phú trong ngành thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp mỹ phẩm, hoa hồi Việt Nam dần khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Loài cây giúp người dân Kon Tum đổi đời: Trồng 1ha thu về hơn 32 tỷ đồng
Quảng Nam muốn trồng 10.000ha loài cây 'Quốc bảo', phát triển thành thương hiệu mang tầm quốc tế