Những công trình 'nhái' của Trung Quốc được ca ngợi là còn 'hoành tráng hơn' so với bản gốc

17-01-2024 15:52|Hoàng Long

Có rất nhiều công trình nổi tiếng thế giới được làm nhái ở Trung Quốc, bao gồm tòa nhà quốc hội Mỹ, tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn (Paris) hay Cung điện Buckingham (Anh).

Trong những năm qua, đã có nhiều "phiên bản giả, kém chất lượng" của các công trình nổi tiếng thế giới xuất hiện ở nhiều thành phố cấp ba và cấp bốn của Trung Quốc.

Được xây dựng vào năm 2012, bản sao của Cầu tháp London ở một thành phố của Trung Quốc được ca ngợi là "hoành tráng hơn" so với bản gốc. Công trình sao chép này, bắc qua một con sông ở thành phố Tô Châu (tỉnh Giang Tô), cao 40m và mang hình ảnh của cây cầu nổi tiếng ở thủ đô nước Anh. Khác với bản gốc, cây cầu tháp “nhái” có 4 tòa tháp thay vì 2 như bản gốc, cho phép một làn đường đôi chạy qua bên dưới.

Những công trình 'nhái' của Trung Quốc được ca ngợi là còn 'hoành tráng hơn' so với bản gốc
Bản sao của Cầu tháp London ở Trung Quốc

Chi phí để xây dựng chiếc cầu nhái lên đến hàng trăm triệu nhân dân tệ. Nhiều người dân địa phương nói rằng họ thích cây cầu này, nơi trở thành địa điểm chụp ảnh cưới nổi tiếng.

Đây không phải là ví dụ duy nhất về kiến trúc Anh được sao chép ở Trung Quốc. Thị trấn Thames, ở quận Tùng Giang gần Thượng Hải, được hoàn thành với những con đường rải sỏi, những ngôi nhà thời Victoria và quán rượu ở góc phố. Thị trấn thậm chí còn có một hội trường thời trung cổ và một bức tượng của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill.

Vào năm 2007, một khu dân cư đô thị mới tên Quảng Hạ Thiên Đô Thành, nằm ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã khiến dư luận xôn xao. Thiên Đô Thành được giới thiệu là được xây dựng y hệt như thủ đô Paris của nước Pháp.

Những công trình 'nhái' của Trung Quốc được ca ngợi là còn 'hoành tráng hơn' so với bản gốc
Tháp Eiffel cao 108m tại Trung Quốc.

Khu đô thị Thiên Đô Thành tự hào có Tháp Eiffel cao 108m của riêng mình và ở đây cũng có một bản sao Kim tự tháp bằng kính như trong Bảo tàng Louvre của Paris.

Chủ đầu tư kỳ vọng nơi đây trước tiên sẽ trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút thập khách bốn phương, thậm chí còn có thể trở thành biểu tượng du lịch mới của thành phố. Bên cạnh đó, Thiên Đô Thành còn là một khu dân cư hạng sang. Lựa chọn xây "Paris thu nhỏ" chính là để thu hút giới tinh hoa nhà giàu ở Trung Quốc bấy giờ rất chuộng phong cách Tây Âu.

Một bản sao của con tàu Titanic cũng đang được xây dựng ở tỉnh Tứ Xuyên. Bản sao này được cho là một phần của một địa danh du lịch mới, nhưng nó đã bị rỉ sét trong 8 năm qua. Tập đoàn đầu tư Seven Star Energy đứng sau dự án cho biết, con tàu sẽ được neo đậu vĩnh viễn trong một hồ chứa.

Những công trình 'nhái' của Trung Quốc được ca ngợi là còn 'hoành tráng hơn' so với bản gốc
Bản sao tàu Titanic đang trong quá trình xây dựng ở Tứ Xuyên.

Mang tên "tàu Titanic không thể chìm", con tàu này có kích thước giống hệt bản gốc, dài 269,06m và rộng 28,19m. Nằm ở công viên chủ đề có tên gọi Romandisea, con tàu có cùng tiện nghi như tàu Titanic cũ, bao gồm phòng dạ hội, rạp hát, sàn ngắm cảnh và một bể bơi. Hành khách có thể nghỉ đêm trên con tàu đậu vĩnh viễn ở hồ chứa nước trên sông Kỳ Giang, cách thủ phủ Thành Đô khoảng 130km và cách biển vài trăm km. Tuy nhiên, nhà chức trách chưa tiết lộ ngày ra mắt con tàu.

Trung Quốc cũng là quê hương của công trình "nhái" Nhà hát Opera và Cầu Cảng mang tính biểu tượng của Sydney.

Ở thành phố Trừ Châu (tỉnh An Huy), bản nhái tượng nhân sư khổng lồ ở Giza (Ai Cập) được đổ bằng bê tông sừng sững trong một công viên giải trí chưa hoàn thành.

Những công trình 'nhái' của Trung Quốc được ca ngợi là còn 'hoành tráng hơn' so với bản gốc
Các du khách tham quan bản sao có kích cỡ y như thật của tượng Nhân Sư (Ai Cập) tại tỉnh An Huy.

Mô hình nhái Đền Parthenon của Athens cũng đã được xây dựng tại một công viên giải trí ở thành phố Lan Châu (tỉnh Cam Túc), và Khải hoàn môn (Pháp) nằm ở độ cao hơn 10m ở huyện Khương Yển (thành phố Thái Châu, tỉnh Giang Tô).

Trong khi đó, "Đấu trường La Mã giả" ở Ma Cao có sức chứa 2.000 người và là nơi tổ chức hòa nhạc ngoài trời.

Những công trình 'nhái' của Trung Quốc được ca ngợi là còn 'hoành tráng hơn' so với bản gốc
Những công nhân đang lát vỉa hè bên ngoài bản sao của Đấu trường La Mã tại Macau.

Lấy cảm hứng từ Điện Kremlin ở Moskva, một khu phức hợp mái vòm màu vàng được xây dựng ở Bắc Kinh với chi phí lên tới 3,5 triệu USD.

Trung Quốc cũng đã chi 940 triệu USD để xây dựng "cộng đồng Hallstatt" ở thành phố Huệ Châu (tỉnh Quảng Đông), sao chép thiết kế của ngôi làng hàng trăm năm tuổi ở Áo.

Những công trình 'nhái' của Trung Quốc được ca ngợi là còn 'hoành tráng hơn' so với bản gốc
Tháp nghiêng Pisa với tỉ lệ 1:4 nằm ở thành phố Thượng Hải.

Và cách xa công trình gốc hơn 8.000 km, có một Tháp nghiêng Pisa ở Thượng Hải.

Như “một thoáng nước Ý”, làng Florentia ở quận Võ Thanh (thành phố Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc) đã lấp đầy khoảng 200.000m2 cánh đồng ngô trước đây bằng những cây cầu và kiến trúc kiểu Ý. Nơi đây thậm chí còn có một con kênh lớn chảy qua.

>> Đi lên từ con số 0, Trung Quốc xây dựng được cây cầu dài nhất thế giới với chiều dài 55km, gấp 20 lần cầu Cổng Vàng

Trung Quốc chỉ mất 3 năm để hoàn thành tòa nhà rộng nhất thế giới, to gấp 20 lần nhà hát Opera Sydney và như một 'hòn đảo thiên đường'

Tập đoàn Trung Quốc xây nhà máy tại Nam Định: Doanh thu 2,5 tỷ USD, đối tác của Uniqlo, Victoria Secret

Ping An công bố danh sách 41 nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhung-cong-trinh-nhai-cua-trung-quoc-duoc-ca-ngoi-la-con-hoanh-trang-hon-so-voi-ban-goc-220032.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Những công trình 'nhái' của Trung Quốc được ca ngợi là còn 'hoành tráng hơn' so với bản gốc
POWERED BY ONECMS & INTECH