Những ngân hàng cổ phần bất ngờ dẫn đầu về hiệu quả sử dụng tài sản tính đến cuối quý 3/2023.
Thống kê từ 27 ngân hàng thương mại niêm yết đã công bố báo cáo tài chính quý 3, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 4 quý gần nhất (TTM) của các ngân hàng hàng đang có xu hướng giảm. ROA trung bình của 27 nhà băng đạt 1,27%, giảm 0,21 điểm % so với cuối năm ngoái. So với kết quả quý 2, ROA trung bình của các ngân hàng trên đã giảm thêm 0,07 điểm %.
Theo đó, nhóm ngân hàng tư nhân vẫn tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng 10 ngân hàng có chỉ số ROA lớn nhất. Trong đó, MB, ACB và VIB lần lượt nắm giữ ba vị trí đầu tiên. Nhờ duy trì tăng trưởng lợi nhuận ổn định, MB đã lấy vị trí đầu bảng với ROA 4 quý gần nhất đạt 2,66%, giảm 0,06 điểm % so với đầu năm.
Techcombank đứng ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng ROA, giảm thêm 0,27 điểm % so với quý trước.
Ngược lại, nhờ mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 11,3%, ROA của ACB đã tăng nhẹ 0,06 điểm %, giúp nhà băng này chiếm được vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng, vượt qua VIB. Vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng thuộc về MSB, với ROA đạt 2,22%, không đổi so với đầu năm và cả quý liền trước.
Những ngân hàng còn lại có ROA lọt top 10 gồm OCB, Vietcombank, HDBank, TPBank và SeABank. Dù là quán quân lợi nhuận, ROA của Vietcombank chỉ xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng do quy mô tài sản lớn.
Hai đại diện còn lại trong nhóm Big4 là BIDV và VietinBank lần lượt ở vị trí thứ 17 và 16, với ROA ở mức 0,96% và 1%.
Nguồn: tổng hợp tại bctc các ngân hàng |
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp.
Chỉ số này cho thấy một công ty sử dụng tài sản của mình hiệu quản đến mức nào, bằng cách thể hiện mức độ lợi nhuận của công ty so với tài sản của chính nó.
TOP 10 ngân hàng có tổng dư nợ cho vay cao nhất trong 9 tháng đầu năm 2023
Cổ phiếu của doanh nghiệp có ROE cao nhất nhóm BĐS giảm 30%
Điểm danh chiến lược của Top 5 ngân hàng kinh doanh hiệu quả nhất