Những ngân hàng nào vượt trần tỷ lệ sở hữu cổ phần?

25-05-2024 19:31|Chi Hạ

Đến cuối năm 2022, một số ngân hàng thương mại có cổ đông là tổ chức, người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần quy định.

Mới đây, Kiểm toán Nhà nước vừa gửi Quốc hội báo cáo các kết quả kiểm toán năm 2023 đối với niên độ ngân sách năm 2022.

Báo cáo chỉ ra, việc xử lý giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần vượt quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) còn chậm và kéo dài nhiều năm.

Đến cuối năm 2022, vẫn còn một số ngân hàng thương mại (NHTM) có cổ đông là tổ chức sở hữu cổ phần chiếm trên 15% vốn điều lệ như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank), Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (nay là Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển - PGBank), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank).

Ngoài ra, còn một số ngân hàng có cổ đông và người có liên quan của cổ đông sở hữu cổ phần chiếm trên 20% vốn điều lệ như PGBank, SaigonBank.

SaigonBank và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) cũng là những ngân hàng có cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông sở hữu cổ phần trên 5% vốn điều lệ của TCTD khác.

Một số ngân hàng có tỷ lệ sở hữu cổ phần vượt trần quy định
Một số ngân hàng có tỷ lệ sở hữu cổ phần vượt trần quy định

Kết quả kiểm toán cũng cho thấy, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán một số thời điểm còn thấp trong tương quan với tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng nhiều thời điểm trong năm còn căng thẳng.

Trong năm 2022, một số TCTD thiếu hụt vốn khả dụng dẫn đến vi phạm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải cho vay hỗ trợ thanh khoản, cho vay đặc biệt với số tiền lớn, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn toàn hệ thống có xu hướng tăng.

Các ngân hàng vi phạm tỷ lệ dự trữ bắt buộc gồm: Ngân hàng Public Việt Nam – PublicBank (tháng 7/2022); PVcomBank, Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng BPCE IOM chi nhánh TP. HCM (tháng 10/2022); Ngân hàng Deutsche Bank AG chi nhánh TP.HCM (tháng 12/2022)...

Bên cạnh đó, năm 2022, tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ đạt 14,18%, nhưng cơ cấu tín dụng chưa đúng định hướng ưu tiên. Trong đó, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản cuối năm 2022 là 2.581 nghìn tỷ đồng, tăng 23,9% so với cuối năm 2021 và gấp 1,7 lần tỷ lệ tăng trưởng chung toàn ngành. Tỷ trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp/tổng dư nợ của một số ngân hàng cao như ở PVcomBank là 14,08%; Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) là 7,66%; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là 7,04%.

>> BIDV hạch toán chưa đúng quy định, 3/8 khoản đầu tư dài hạn lỗ hoặc không có lãi

Kiểm toán Nhà nước góp phần hoàn thiện chính sách tiền tệ và quản trị ngân hàng

Công ty bảo hiểm của nhà Shark Liên được kiểm toán lưu ý ‘thông tin về tính hoạt động liên tục’

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhung-ngan-hang-nao-vuot-tran-ty-le-so-huu-co-phan-236138.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Những ngân hàng nào vượt trần tỷ lệ sở hữu cổ phần?
    POWERED BY ONECMS & INTECH