Những thay đổi bất thường trong dáng đi bộ cảnh báo nguy cơ bệnh tật không nên bỏ qua
Đi bộ ảnh hưởng đến nhiều phần của cơ thể, đặc biệt, cách bạn đi và tốc độ đi có thể cho thấy những dấu hiệu về sức khỏe của bạn.
Dáng vẻ khi đi bộ lại phản ánh sức khỏe con người
Dáng đi bộ có thể là một chỉ dấu cảnh báo sớm về những bệnh lý tiềm ẩn, bởi dáng vẻ khi đi bộ phản ánh sức khỏe con người vì việc di chuyển liên quan trực tiếp đến các hệ thống quan trọng trong cơ thể, như hệ thần kinh và xương khớp. Khi đi bộ, cơ thể phải phối hợp nhiều nhóm cơ và các khớp xương để duy trì thăng bằng và chuyển động linh hoạt.
Theo Brightside, nếu có vấn đề về sức khỏe, như đau khớp, yếu cơ hay vấn đề thần kinh, dáng đi sẽ thay đổi, như bước đi ngắn lại, nghiêng người hoặc khó khăn trong việc giữ thăng bằng,... Những thay đổi này là những dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng sức khỏe và có thể giúp phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn mà bạn có thể chưa nhận ra.
Sự thay đổi trong dáng đi cảnh báo vấn đề về sức khỏe
Bước đi ngắn: Vấn đề ở đầu gối hoặc hông
Khi đi bộ, đôi chân cần phải được duỗi thẳng hoàn toàn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc duỗi chân, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về khớp, khiến bước đi của bạn trở nên ngắn lại.
Bước đi ngắn có thể liên quan đến tình trạng khớp gối hoặc hông không ổn định. Việc này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến đau lưng do sự chèn ép lên vùng cột sống thắt lưng.
Đi khập khiễng: Viêm khớp đầu gối
Nếu bạn nhận thấy mình có dấu hiệu mất thăng bằng khi đi bộ hoặc cảm giác một chân không thể chịu trọng lượng cơ thể, rất có thể bạn đang gặp phải vấn đề về viêm khớp ở đầu gối.
Tình trạng này khiến đầu gối cảm giác bị "khóa lại", gây mất thăng bằng và tăng nguy cơ té ngã. Bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm.
Tốc độ chậm như ốc sên: Trầm cảm
Khi một người cảm thấy buồn bã hoặc chán nản, dáng đi của họ thường chậm chạp, với những bước đi ngắn và cơ thể đung đưa. Đây có thể là dấu hiệu của trầm cảm, tình trạng khiến người bệnh thiếu năng lượng và động lực.
Nếu bạn nhận thấy người thân có những biểu hiện này, hãy giúp họ cải thiện tốc độ đi bộ. Việc thay đổi nhịp độ đi bộ sẽ giúp tăng cường thể chất và cải thiện tâm trạng.
Dậm chân mạnh khi đi bộ: Vấn đề về thần kinh, cơ bắp, hoặc bệnh đa xơ cứng
Thay vì bước đi nhẹ nhàng và đặt chân xuống đất một cách tự nhiên, nếu bạn nhận thấy mình "dậm" chân mạnh, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh hoặc cơ bắp.
Tình trạng này có thể liên quan đến loạn dưỡng cơ, chèn ép dây thần kinh, hoặc các vấn đề thần kinh khác như bệnh đa xơ cứng. Để xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
Bước đi nhún nhảy: Cơ bắp bị cứng
Phụ nữ mang giày cao gót mà không chú ý đến việc kéo giãn cơ thể sau khi vận động có thể gặp phải tình trạng cơ bắp cứng, dẫn đến bước đi nhún nhảy như lò xo, từ đó có thể gây chấn thương cho đầu gối hoặc mắt cá chân.
Để tránh tình trạng này, hãy đảm bảo giãn cơ kỹ lưỡng sau mỗi buổi tập, đặc biệt là khi mang giày cao gót.
Đi nghiêng người: Chấn thương ở đầu
Nếu bạn nhận thấy mình hoặc ai đó có dấu hiệu nghiêng người về một phía khi đi bộ, đừng vội cho rằng đó là do say rượu. Đây có thể là hậu quả của một chấn thương ở đầu, khiến người đó gặp phải triệu chứng chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế.
Dấu hiệu này cần được kiểm tra và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Cứng tay khi đi bộ: Vấn đề về lưng
Khi chúng ta đi bộ, tay trái sẽ vung lên khi chân trái bước về phía trước và ngược lại, giúp tạo sự đồng bộ trong chuyển động.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy biên độ vung tay của mình bị hạn chế, như cánh tay không thể vung tự nhiên, có thể bạn đang gặp phải các vấn đề về lưng, như thoát vị đĩa đệm cột sống. Nếu tình trạng này kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ thần kinh.
>> 4 nguyên tắc khi đi bộ giúp giảm 10% nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch
Phương pháp đi bộ giúp tăng cường sức khỏe, đốt cháy calo nhiều hơn
5 kiểu đi bộ đơn giản giúp bạn đẩy lùi ung thư và sống thọ hơn