Với nhiều người, thỏa thuận mà Tổng thống Biden đạt được với Chủ tịch Hạ viện Mỹ có thể là một thắng lợi, nhưng tác động lâu dài của nó có thể rất nghiêm trọng cho đảng Dân chủ.
Ngày 28/5, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy thông báo trên Twitter rằng ông đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với Tổng thống Joe Biden để nới trần nợ công, giúp Mỹ tránh được tình trạng vỡ nợ kĩ thuật vào ngày 5/6.
Trong thỏa thuận vừa qua, vấn đề lớn nhất bao gồm việc thống nhất đình chỉ trần nợ quốc gia cho tới tháng 1/2025. Từ giờ cho đến thời điểm đó, chính phủ Mỹ tiếp tục được vay tiền để thanh toán các khoản chi đúng hạn.
Ngoài ra, đảng Dân chủ đã nhượng bộ trong việc giới hạn và cắt giảm cắt giảm chi tiêu. Quan trọng nhất là hạn chế một số chi tiêu trong hai năm tới, cũng như thu lại 10 tỷ USD tài trợ cho Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) – từng là một sáng kiến của ông Biden.
Một loạt các gói trợ cấp xã hội của chính quyền Biden cũng sẽ bị ảnh hưởng như xóa nợ cho sinh viên, hay trợ cấp Covid-19.
Từ phía đảng Dân chủ, đây có thể coi là một chiến thắng của ông Joe Biden khi tìm kiếm được thỏa thuận tốt nhất có thể với Hạ viện.
Với thành tích này, Tổng thống Mỹ có quyền một lần nữa thuyết phục cử trị rằng ông là một nhà thương lượng tỉnh táo, cam kết duy trì hoạt động của chính phủ thay vì một nhà tư tưởng cổ hủ và cứng đầu như các đối thủ đảng Cộng hòa thường miêu tả.
Thế nhưng, trong con mắt nhiều nhà quan sát, lãnh đạo Mỹ có thể đã thua trong một “cuộc chiến” với phe Cộng Hòa.
Đó là việc ông Biden đã “hợp pháp hóa” chiến thuật gây sức ép bằng vấn đề nợ công của Hạ viện. Trong tương lai, đảng Cộng hòa có thể và sẽ tiếp tục giữ trần nợ “làm con tin” với kỳ vọng vào sự sẵn sàng tham gia của Biden là một điều kiện để đạt được sự nhượng bộ của đảng Dân chủ.
Theo ông Alex Shephard, một chuyên gia theo dõi chính trị Mỹ của The New Republic, đây là một “sự sai lệch” rõ ràng so với chiến lược gần đây của đảng Dân chủ, khi suốt một thời gian dài, ông Biden liên tục tuyên bố công khai nâng trần nợ là không thể thương lượng.
"Xét cho cùng, đây là một động thái hoàn toàn mang ý đồ chính trị của đảng Cộng hòa. Theo các nhà phân tích, phe Công hòa cũng sẽ phải bỏ phiếu tăng trần nợ nếu họ nắm quyền. Nếu không, chính phủ Hoa Kỳ sẽ không thể hoạt động và tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của nước Mỹ. Đó là lý do vì sao lẽ ra ông Biden nên bỏ qua chúng", ông Alex Shephard nhấn mạnh.
Theo ông Jonathan Chait của New York Times, với thỏa thuận đạt được lần này, “đợt yêu cầu tiếp theo của đảng Cộng hòa có thể sẽ tác động mạnh hơn vào các chương trình giảm nghèo đã được miễn trừ lần này. Hoặc có thể đảng Cộng hòa sẽ yêu cầu thêm những nhượng bộ về vấn đề nhập cư, phá thai hoặc bất kỳ vấn đề xã hội nào khác”.
Sự “dễ dãi” của ông Biden cũng gây lo ngại cho chính các thành viên đảng Dân chủ. Một số người nói rằng ông Biden đã khiến đảng Cộng hòa chiếm ưu thế trong cuộc đàm phán. Theo quan điểm của họ, ông Biden đã quá háo hức để đạt được một thỏa thuận ngay cả khi phải trả giá bằng những nhượng bộ chính sách quan trọng của phe Dân chủ.
“Chúng tôi không đàm phán với những kẻ khủng bố trên toàn cầu - tại sao chúng tôi lại đàm phán với những kẻ khủng bố kinh tế - ở đây là Đảng Cộng hòa?” Dân biểu đảng Dân chủ Jamaal Bowman của New York, tuyên bố.
>> Mỹ và châu Âu chuẩn bị đón "quả bom" di cư
>Công bằng mà nói, ông Biden có thể không có lựa chọn nào khác. Nếu ông từ chối đàm phán, một cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra và ông Biden sẽ phải chịu trách nhiệm. Dù vậy, sự thỏa hiệp của ông cũng chưa phải là giải pháp cuối cùng cho vấn đề và đây sẽ tiếp tục là một “trò chơi chính trị” dai dẳng mà phe Cộng hòa cầm trịch trong chính trường Mỹ.
Mỹ chuyển 19.800 Bitcoin lên Coinbase: Chuẩn bị bán gần 2 tỷ USD?
Chính phủ Mỹ sẵn sàng bán gần 2 tỷ USD Bitcoin từ ‘chợ đen’ Silk Road, thị trường sắp có biến lớn?