Sau 15 năm hình thành và phát triển, với đầy đủ hạ tầng kết nối, hạ tầng số với trung tâm dữ liệu, Cloud và dịch vụ dữ liệu, CMC Telecom đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành digital hub của khu vực.
Mục tiêu trở thành Digital Hub của khu vực đã được đưa ra nhiều năm nay, khi hạ tầng kết nối, công nghệ của Việt Nam ngày càng phát triển. Trong dự thảo quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra mục tiêu Việt Nam thành digital hub - là nơi trung chuyển, kết nối, lưu trữ và xử lý dữ liệu của khu vực và thế giới. Với CMC Telecom, mục tiêu trở thành “Digital Hub” cũng được xác định là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển những năm gần đây.
Theo ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Kinh doanh và Marketing CMC Telecom, ở góc nhìn của doanh nghiệp B2B như CMC Telecom, có ba điều kiện để tạo nên một Digital Hub cho DN ở Việt Nam, gồm: Hạ tầng kết nối, DC/Cloud và Dịch vụ dữ liệu. Sau 15 năm thành lập, đến nay CMC Telecom đã chuyển mình từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sang nhà cung cấp dịch vụ hội tụ (CSP), dẫn đầu trong việc cung cấp hạ tầng sinh thái mở tích hợp Viễn thông và Công nghệ thông tin, sẵn sàng đưa Việt Nam thành Digital Hub của khu vực.
Mở rộng hạ tầng kết nối
Xuất phát điểm là một nhà cung cấp dịch vụ Internet cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp cao cấp, thế mạnh của CMC Telecom là hạ tầng kết nối. Sau thỏa thuận hợp tác cùng nhà mạng hàng đầu Malaysia là Time năm 2015, năng lực kết nối toàn cầu, với hàng loạt bước tiến trong chưa đầy một thập kỷ.
Tháng 12/2017, CMC Telecom đầu tư 500 tỷ đồng, xây dựng và vận hành tuyến cáp đường trục CVCS (Cross Vietnam Cable System) với tổng chiều dài hơn 2.500 km chạy từ Lạng Sơn đến Tây Ninh. Có sẵn lợi thế từ sự hợp tác với Time, CVCS được kết nối trực tiếp với các tuyến cáp quang biển quan trọng nhất trong khu vực như APG, AAE-1, UNITY và FASTER, đánh dấu thời điểm Việt Nam có tuyến cáp đất liền kết nối trực tiếp với vành đai khu vực Đông Nam Á.
CMC Telecom cũng là một trong ba đơn vị đạt chứng chỉ MEF 3.0 năm 2018, khẳng định được năng lực của mình trong việc cung cấp dịch vụ kết nối Ethernet với chất lượng cao nhất trên thị trường, dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận toàn cầu.
Theo ông Sơn, đây là cơ sở đầu tiên để đưa CMC Telecom và Việt Nam trở thành điểm trung chuyển dữ liệu, thông qua hệ thống hạ tầng viễn thông liền mạch, ổn định và toàn diện. Từ các “mạch máu” này, những trung tâm dữ liệu, nền tảng cloud được kết nối, giúp định hình nên một Digital Hub.
Xây dựng Hạ tầng số World Class
Sự hợp tác cùng Time dotCom năm 2015 là nền tảng để CMC Telecom tiếp cận với những trung tâm dữ liệu (DC) đẳng cấp quốc tế, trong đó có AMIS (Công ty thuộc tập đoàn Time) - nằm trong top 10 DC lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với quy mô công suất lên tới 35 MW. Cùng với sự đầu tư mạnh mẽ của Time dotCom tại Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Campuchia, Thái Lan, CMC Telecom đang có các lợi thế lớn về công nghệ, kết nối, quan hệ đối tác để hiện thực hóa tham vọng góp phần đưa Việt Nam trở thành Digital Hub của châu Á.
Xác định rõ “khi đưa dữ liệu để về Việt Nam thì phải có nhiều hơn kho chứa, tức là phải có các trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế”, công ty đã xây dựng hệ sinh thái với ba DC trên toàn toàn quốc để đón đầu sự dịch chuyển của dữ liệu. Sau hai trung tâm dữ liệu tại Hà Nội và SHTP TP.HCM, tháng 8/2022, trung tâm dữ liệu thứ ba đặt tại tại Tân Thuận (TP.HCM) của CMC Telecom được khai trương, đánh dấu bước phát triển vượt bậc thực sự của trung tâm dữ liệu trong nước.
DC mới có diện tích 13.133 m2, với ngân sách đầu tư 1.500 tỷ đồng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu hiện thực hóa “giấc mơ" đưa TP.HCM thành trung tâm dữ liệu của khu vực. Với kinh nghiệm 15 năm làm việc với các khách hàng khối Tài chính - Ngân hàng, CMC Telecom đánh giá đây là những tổ chức có yêu cầu khắt khe nhất về độ sẵn sàng, tính chính xác, toàn vẹn thông tin và đặc biệt là an toàn bảo mật. Vì vậy, DC được thiết kế với những tiêu chuẩn không thua kém các DC của các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới, bao gồm tiêu chuẩn bảo mật TVRA theo chuẩn của Ngân hàng Singapore, được các DC cao cấp trên thế giới tham khảo và áp dụng; PCI DSS - chứng chỉ bảo mật thanh toán dành riêng cho lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.
Đây cũng là DC tiên phong của Việt Nam sở hữu chứng chỉ Uptime Tier III cho cả Thiết kế và Xây dựng, được vinh danh là Trung tâm dữ liệu tốt nhất Việt Nam 2022, theo Global Business Review Magazine. Ngoài đầu tư và cơ sở vật chất, đơn vị này còn đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư hàng đầu với các chứng chỉ quốc tế. Việt Nam hiện có 10 người sở hữu CDCE - chứng chỉ cao cấp nhất thế giới cho các chuyên gia trong lĩnh vực DC thì CMC Telecom cũng đang “nắm trong tay" hai chuyên gia.
Song song với trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây cũng là một thành phần quan trọng của Hạ tầng số trong lộ trình hiện thực hóa Digital Hub. Từ năm 2017, CMC Telecom là một trong những đơn vị đầu tiên chủ động xây dựng nền tảng điện toán đám mây Make-in-Vietnam CMC Cloud, quyết tâm kéo dữ liệu về lưu trữ tại “đám mây” Việt. Sau sáu năm phát triển, nền tảng này đã trở thành dịch vụ Cloud nội địa hàng đầu trong nước, chiếm hơn 25% thị phần và được Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị sử dụng, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của hàng chục nghìn khách hàng trong các lĩnh vực khác nhau như tài chính - ngân hàng, e-commerce, pro-service, sản xuất, bán lẻ, logistics, giáo dục…
Nhờ thế mạnh này, khi những gã khổng lồ về cloud quốc tế đến Việt Nam, CMC Telecom luôn là cái tên được lựa chọn để trở thành đối tác chiến lược cấp cao. Doanh nghiệp Việt này hiện là Advanced Tier Services Partner của AWS, Premier Partner của Google Cloud và Cloud Solutions Provider của Microsoft. Đây là cơ sở để CMC Telecom xây dựng nên Multi Cloud - giải pháp tiên phong tại Việt Nam hiện nay cho phép các doanh nghiệp có thể quản trị nhiều “đám mây” khác nhau trên một portal.
Nâng cấp dịch vụ dữ liệu
Mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh Digital Hub Việt Nam là khả năng cung cấp các dịch vụ về dữ liệu dựa trên các nền tảng về Hạ tầng đã đạt được.
Năm 2023 được Chính phủ Việt Nam xác định là năm về dữ liệu số quốc gia, nhấn mạnh vào việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, xây dựng cơ sở dữ liệu các cấp, mở dữ liệu để kết nối, chia sẻ, an toàn dữ liệu, xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia. Phục vụ nhóm khách hàng Doanh nghiệp (B2B), triết lý "Your Data - We Care" đã được CMC Telecom xác định ngay từ những ngày đầu.
“Dữ liệu của khách hàng phải được “vận chuyển” trực tiếp một cách riêng tư, nhanh nhất và an toàn nhất”, ông Sơn chia sẻ. Thông qua hạ tầng đã xây dựng, dữ liệu của các doanh nghiệp sẽ được truyền tải trên những đường kết nối chuyên biệt băng thông lên tới 10 Gbps, kết nối thẳng tới các hub lớn như Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore.
CMC Telecom còn cung cấp đa dạng các dịch vụ IT Outsourcing, đảm nhiệm toàn bộ các khâu vận hành, giám sát, quản trị, bảo trì hệ thống cho doanh nghiệp. Là một lĩnh vực mới trên thị trường nói chung và là dịch vụ mới được CMC Telecom cung cấp, nhưng doanh nghiệp này đã sớm có những khách hàng lớn trên thị trường trong đó phải kể đến Samsung SDS.
Cùng với sự bổ sung các dịch vụ từ CMC Cyber Security trong khối hạ tầng số của tập đoàn, CMC Telecom sẽ đảm bảo dữ liệu và hệ thống CNTT của doanh nghiệp được bảo mật và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất. Trung tâm điều hành an ninh mạng ứng dụng công nghệ AI, Automation của CMC có khả năng giám sát 24/7, phân tích, cảnh báo và xử lý thời gian thực các sự cố an toàn thông tin hiện đang chiếm 22% thị phần trong trường trong nước. Dịch vụ kiểm thử bảo mật, CMC Pentest, cũng được tin tưởng bởi các doanh nghiệp có yêu cầu cực kỳ khắt khe về an ninh an toàn thông tin như khối ngân hàng, tài chính, chứng khoán hay thương mại điện tử.
“Sau khi đánh giá các yếu tố như: Vị trí địa lý thuận lợi, chính sách mở và nhất quán, hạ tầng kết nối quốc tế, Data Center trung lập quy mô lớn, nền tảng Cloud đa dạng, dịch vụ dữ liệu hiện đại… các chuyên gia quốc tế cũng như CMC Telecom tin tưởng Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ các điều kiện và sẽ sớm trở thành trung tâm số tiếp theo của khu vực”, ông Sơn chia sẻ.
Thúy Ngà
Tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản muốn sở hữu 35% cổ phần tại startup của FPT
Động thái mới của FPT trong việc ‘xây thành lũy AI’ tại thị trường quy mô 5,9 tỷ USD