Giá cả

Nuôi cua biển đặc sản giữa lòng Hà Nội

Đỗ Hương 21/09/2023 - 15:50

Những con cua biển mới qua chu trình lột xác mềm ngậy và có hàm lượng dinh dưỡng cao thay phải vì chờ vận chuyển ở khu vực biển hoặc nhập khẩu về thì nay tại Hà Nội đã có một chàng trai khởi nghiệp với hệ thống nuôi cua biển lột.

Nuôi cua biển đặc sản giữa lòng Hà Nội - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Quang Thuấn bên khu vực nuôi cua biển - Ảnh: VGP/ Đỗ Hương

"Chỉ có đam mê mới dám bước con đường khó khăn"

Sau nhiều trải nghiệm với các lĩnh vực khác nhau, anh Nguyễn Quang Thuấn, sinh năm 1984, người quê Hưng Yên đã bị nông nghiệp thu hút.

Anh Thuấn chọn khởi nghiệp trong nông nghiệp bằng nuôi cua biển lột - một sản phẩm ngách mà theo như anh chia sẻ nó là sự gắn kết của những gì anh đã được học đại học và quê hương của anh đó là nông nghiệp.

Sau khi tìm hiểu mô hình trên mạng internet, tìm kiếm và học hỏi của những người đi trước, anh Thuấn chia sẻ đã đi tìm thuê địa điểm và bắt tay vào làm. Điểm dừng chân của anh là thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, tại đây đã có người làm nhưng không làm nữa và cho thuê nhà xưởng.

Đến trang trại của Thuấn được anh chia sẻ: "Khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp vô cùng vất vả, gian truân và nhiều cái không ngờ tới. Sau khi thuê được nhà xưởng, máy móc họ đã dỡ đi hết, chỉ còn 4 bể chứa nước, tuy nhiên, các bể này được xây chưa đúng kỹ thuật, do đó, anh và đồng nghiệp lại bắt tay vào cải tạo lại bể. Bước tiếp theo đó là đầu tư máy móc, thiết bị, nhà giàn nuôi cua. Mua nước biển về để đổ vào các bể. Chi phí đầu tư khá đắt, riêng giàn nuôi cua đầu tư vào khoảng 300 triệu đồng, nước biển khoảng 500 – 600 nghìn đồng/m3".

Ở những lần đầu khi mua giống cua ở Cà Mau, không ít lần anh đã bị "lừa" với việc nhận về giống kém chất lượng hoặc thậm chí bên cung cấp đã nhận tiền nhưng không giao hàng đúng hẹn

Thời gian đầu, cua nuôi bị chết đến 60% do chưa biết cách cho khoáng chất, xử lý nước hay vấn đề oxy, chỉ những con cực khỏe mới sống.Theo anh Thuấn, nuôi cua lột khó khăn nhất là vấn đề con giống và xử lý nước. Nếu một vài chỉ số nước không đạt chuẩn thì con cua sẽ bị chết, không lột hoặc lâu lột.

Mỗi ngày, anh phải xét nghiệm chỉ số nước PH, canxi ít nhất 1 lần, nếu độ PH giảm thì phải xem ngay để điều chỉnh cho phù hợp. Hay canxi tụt thì phải bổ sung ngay thêm khoáng.

Bên cạnh việc "canh" về môi trường nước, anh còn phải canh đúng thời điểm cua lột để "thu hoạch". Bởi nếu không để ý, cua lột xong vẫn ở trong môi trường nước biển khoảng 4 tiếng thì mai cua sẽ cứng lại. Khi đó, anh lại phải tiếp tục nuôi đợi đến chu kỳ lột tiếp theo.

Thông thường, mỗi con cua sẽ có chu kỳ lột khoảng 5 - 6 lần. Trước khi cua lột sẽ có giai đoạn đó là cua cốm. Ngày nào anh cũng phải đi soi các hộp nuôi để canh. Việc này cũng phải có phương pháp và phải dự đoán được thời điểm cua sắp lột.

Ngoài ra, hệ thống còn được gắn thêm đèn UV để diệt khuẩn trong quá trình nuôi,thiết bị khử khí CO2 trong nước, thiết bị bổ sung và kiểm soát oxy. Và hệ thống giám sát chung cho cả quy trình nuôi.

Một vấn đề nữa đó là thời tiết, mùa hè nóng nhưng chỉ nóng ở không khí, nhưng môi trường nước rất thích hợp với con cua. Việc nuôi lo ngại chính là mùa đông Hà Nội. Do đó, sắp tới chúng tôi sẽ lắp máy gia nhiệt, đảm bảo nhiệt độ đủ ấm cho cua phát triển.

Nuôi cua biển đặc sản giữa lòng Hà Nội - Ảnh 2.

Cua lột được ngất đông theo phương pháp anh Thuấn mới thiết kế - Ảnh: VGP/ Đỗ Hương

Cần thương mại hóa được sản phẩm

Trong câu chuyện với anh Thuấn, những say mê anh nói về quy trình nuôi cua lột đều khiến người ta khâm phục cái tâm với nghề của anh. Cách làm tỷ mỳ, chậm chắc để có được những sản phẩm ưng ý nhất mới đưa ra thị trường của anh là cách anh nâng niu sản phẩm của mình tốt nhất. Sau nhiều trăn trở và ngày đêm ở trại nuôi cua lột để điều chỉnh kỹ thuật nuôi, đến nay, tỷ lệ cua chết chỉ còn khoảng 10% và đã có sản phẩm bán ra thị trường.

Do sản lượng ít, trên thị trường cũng rất hiếm, không có hàng bán buôn, mà chỉ có hàng đặt nên hiện giá lẻ cua biển lột trên thị trường khoảng 850 – 900 nghìn đồng/kg. Giá bán sỉ khoảng 630 - 650 nghìn đồng/kg. "Như chúng tôi nếu nuôi 1.000 hộp, con giống tốt thì trung bình mỗi ngày chỉ thu được khoảng 10kg cua lột. Nhưng cua sẽ không lột cùng một thời điểm, sáng được 2 - 3kg, chiều đc 2 - 3kg, tối được vài kg", anh Nguyễn Quang Thuấn cho biết.

Sau khi cua lột sẽ vớt ra khỏi nước biển, nếu để trong môi trường nước biển thì chỉ sau 4 tiếng là cua sẽ cứng vỏ dần. Tuy nhiên, khi vớt ra khỏi môi trường nước biển thì cua lột chỉ có thể duy trì sự sống được mấy tiếng, sau đó sẽ bị chết. Do đó, những người nuôi thường đưa cua lột vào xử lý đông lạnh, nhưng cua đông lạnh giá bán sẽ không cao. Với phương pháp "ngủ đông", cơ sở của anh Thuấn có thể kéo dài thời gian sống của cua tới 1,5 ngày.

Theo anh Thuấn, cách chế biến cua biển lột ngon nhất đó là rã đông ở nhiệt độ phòng, sau đó tẩm 1 lớp bột mỏng và chiên ngập dầu. Với loại cua lột đặc biệt tại cơ sở của anh Thuấn, khách hàng hoàn toàn có thể ăn nguyên con mà không cần phải tách vỏ như những loại hải sản có vỏ cứng khác. Để thu hút khách hàng hơn, sắp tới anh Thuấn dự định sẽ làm các video hướng dẫn chế biến đến các khách hàng.

Hiện nay tại Hà Nội có khoảng 4 - 5 cơ sở nuôi cua biển lột, số lượng cua biển lột cấp đông nếu cung cấp cho cả thị trường Hà Nội còn nhỏ bé để đáp ứng được cho nhu cầu ở thị trường cao cấp tại Thủ đô.

Tỉnh sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 sắp hợp long cầu vượt biển dài nhất miền Trung

Trước Tết Nguyên Đán 2025, cầu vượt cửa biển 2.400 tỷ dài nhất miền Trung sẽ hợp long

Theo chinhphu.vn
https://thanglong.chinhphu.vn/nuoi-cua-bien-dac-san-giua-long-ha-noi-10323092021013276.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nuôi cua biển đặc sản giữa lòng Hà Nội
    POWERED BY ONECMS & INTECH