Xã hội

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Tri thức mới là nền tảng của sự giàu có, đừng chỉ dùng tiền mua điện thoại mới hay những thứ vô ích

Manh Lan 06/10/2024 22:20

Ông khuyên nên dành 600 USD xây dựng thư viện nhỏ thay vì mua đồ vật chất ngắn hạn, vì tri thức là "ánh sáng" soi đường cho chúng ta.

"Vua cà phê" khuyến khích đầu tư vào tri thức thay vì tiêu xài vật chất vô ích

Khi bước chân vào một ngôi nhà, thứ đập vào mắt chúng ta đầu tiên thường là phòng khách - nơi phản ánh rõ nhất tính cách và lối sống của chủ nhân. Một không gian có thể trưng bày nhiều thứ, từ đồ nội thất đến những vật trang trí. Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người coi việc sở hữu những thiết bị công nghệ như TV lớn hay điện thoại đời mới là biểu tượng của sự thành công. Tuy nhiên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, thường được biết đến như "vua cà phê" của Việt Nam - lại có quan điểm khác biệt.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Vũ chia sẻ rằng: "Phần đại đa số tôi thấy những cái TV lớn, nhưng hãy nhìn vào tủ sách của họ. Khi mình quan sát vào đó, mình biết được con người họ, sơ bộ có thể đánh giá được những gì họ đang đọc để hiểu tương đối. Một ngôi nhà nên có nơi như vậy, nơi đó chính là ánh sáng".

đặng lê nguyên vũ 1

Theo ông, không gian chứa đựng tri thức chính là "ánh sáng" soi đường cho chúng ta, và thay vì đầu tư vào những món đồ vật chất ngắn hạn, ông khuyên mọi người nên dành 600 USD (gần 15 triệu đồng) để tự xây dựng một thư viện nhỏ cho gia đình. Ông Vũ khuyên rằng đừng chỉ dùng tiền mua điện thoại di động hay sắm sửa những thứ vô ích khác, bởi chỉ khi chúng ta giàu tri thức, mới có thể tiến tới giàu vật chất và giàu thể chất.

Ông Vũ cũng nêu rõ quan điểm rằng để làm giàu, trước hết phải biết về tài chính và hệ sinh thái kinh tế: "Nhiều người muốn làm giàu nhưng không biết về tài chính, hệ sinh thái về tiền thì không thể biết chuỗi giá trị mà Việt Nam... Tâm trí của mình định ở chỗ nào, dành ra phân khúc lớn nào thì sẽ tạo giá trị tương xứng. Còn nếu mình dành sức lực của mình ở phân khúc thấp thì vĩnh mình mình chỉ ở đó, số phận chỉ nằm ở đó".

đặng lê nguyên vũ 2

Không chỉ ông Đặng Lê Nguyên Vũ, mà nhiều người thành công cũng nhận ra giá trị của sách và tri thức. Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, cũng chia sẻ niềm đam mê sách của mình. Giá sách của ông Tiến không chỉ đơn thuần là nơi trưng bày, mà còn được thiết kế để dễ dàng tiếp cận. Ông không sắp xếp sách theo chiều dọc như thường lệ mà để nằm ngang để dễ dàng tìm kiếm khi cần. Ông chia sẻ rằng những giá sách kê dọc chủ yếu để trưng bày, rất khó tìm kiếm khi có nhu cầu.

Thậm chí, ông còn thiết kế giá sách với dàn thép phía sau để đảm bảo khả năng chịu lực, tạo ra một hệ thống giá sách bền chắc, có thể chứa được hàng trăm cuốn sách. Trên trang TikTok cá nhân, ông Tiến hài hước: "Tuy học về Công nghệ thông tin nhưng tôi biết rất nhiều kiến thức Vật lý. Tất cả phía sau giá sách là dàn thép, và các thanh gỗ đều được dàn thép đỡ. Dàn thép có hình chữ U, chịu được sức nặng của rất nhiều cuốn sách, thậm chí tôi có thể trèo lên phía cao được".

Thói quen quan trọng của các tỷ phú

Thói quen đọc sách không chỉ là câu chuyện của ông Vũ hay ông Tiến, mà còn là nét đặc trưng của nhiều tỷ phú trên thế giới. Bill Gates, một trong những người giàu nhất hành tinh, là người nghiện đọc sách. Ông từng nói: "Tôi đọc rất nhiều sách, thậm chí đến bây giờ tôi vẫn đọc nhiều sách giáo khoa. Tôi đọc những cuốn sách được bạn bè giới thiệu. Sau khi đọc được một cuốn sách hay, tôi thường tìm đến những tác phẩm của tác giả đó hoặc những cuốn sách có chủ đề tương tự".

Bill Gates từng nói:

Bill Gates từng nói: "Tôi đọc rất nhiều sách, thậm chí đến bây giờ tôi vẫn đọc nhiều sách giáo khoa". Ảnh: REUTERS

Bill Gates còn nhấn mạnh rằng đọc sách giúp ông thư giãn và ngủ ngon hơn: "Tôi đọc gần 1 giờ/đêm, đó là một phần của giấc ngủ". Cùng quan điểm này, tỷ phú Warren Buffett, người được coi là "thần chứng khoán", cho rằng đọc sách đã thay đổi cuộc đời ông. Ông Buffett có thói quen đọc báo cáo tài chính và các cuốn sách về kinh doanh hàng ngày trước khi bắt đầu làm việc. "Ông từng tiết lộ rằng văn phòng của ông còn không có máy tính hay điện thoại di động, chỉ có sách trên bàn.

Charlie Munger, cộng sự của Buffett, cũng là người yêu sách. Ông từng hài hước nói: "Những người thông minh mà tôi gặp trong đời, thuộc mọi tầng lớp xã hội, đều là những người đọc sách hàng ngày. Buffett đọc rất nhiều và tôi cũng đọc rất nhiều. Các con từng cười nhạo tôi, chúng tưởng tôi là cuốn sách có hai chân".

Elon Musk từng dành 10 giờ mỗi ngày để đọc và học hỏi điều mới, đôi khi có thể đọc tới 60 cuốn sách mỗi tháng

Elon Musk từng dành 10 giờ mỗi ngày để đọc và học hỏi điều mới, đôi khi có thể đọc tới 60 cuốn sách mỗi tháng

Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX, cũng thừa nhận rằng chính sách đã nuôi dạy ông trước tiên, sau mới đến cha mẹ. Sau khi cha mẹ ly hôn, sách trở thành người bạn duy nhất giúp Musk vượt qua nỗi cô đơn và phát triển trí tuệ. Ông từng dành 10 giờ mỗi ngày để đọc và học hỏi điều mới, đôi khi có thể đọc tới 60 cuốn sách mỗi tháng.

Lợi ích tuyệt vời của việc đọc sách

Đọc sách không chỉ giúp phát triển tri thức mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe và cuộc sống. Theo trang web SleepJunkie, việc đọc sách trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Những người có thói quen đọc sách trước khi đi ngủ thường ngủ lâu hơn trung bình 1 giờ 37 phút so với những người không đọc.

Không chỉ vậy, đọc sách còn giúp giảm căng thẳng. Một nghiên cứu từ Đại học Sussex cho thấy, việc đắm chìm vào một cuốn sách có thể giảm căng thẳng tới 68%. Điều này không chỉ giúp chúng ta thư giãn mà còn tăng cường khả năng tập trung và phát triển trí tuệ cảm xúc.

Tủ sách của ông Hoàng Nam Tiến

Tủ sách của ông Hoàng Nam Tiến

Ngoài ra, đọc sách sâu còn giúp rèn luyện não bộ. Một nghiên cứu khoa học thần kinh đã so sánh tác động của việc đọc sách với việc đọc lướt trên màn hình và phát hiện rằng việc đọc sâu giúp rèn luyện kỹ năng tập trung, giải quyết vấn đề phức tạp - một kỹ năng rất quan trọng trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.

Qua những chia sẻ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và nhiều người thành công khác, có thể thấy rằng đọc sách và đầu tư vào tri thức là một trong những cách tốt nhất để phát triển bản thân. Trong khi những món đồ công nghệ chỉ mang lại niềm vui ngắn hạn, tri thức là giá trị lâu bền và không bao giờ lỗi thời.

Như ông Vũ đã nhấn mạnh, "một ngôi nhà nên có một nơi như vậy - nơi chứa đựng tri thức, nơi đó chính là ánh sáng". Chính từ tri thức, chúng ta mới có thể vươn lên, phát triển và tạo dựng giá trị lớn hơn trong cuộc sống. Vậy, thay vì dành tiền mua điện thoại mới, tại sao không bắt đầu xây dựng một góc sách cho riêng mình? Điều đó sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn tới một cuộc sống giàu tri thức, giàu vật chất và hạnh phúc hơn.

*Tổng hợp

>> Ông Hoàng Nam Tiến: Đi đâu tôi cũng khoe làm ở FPT 30 năm, nhưng Gen Z thì thích khoe nhảy việc liên tục

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: ‘Công nghệ thông tin quả thực đã làm hỏng chúng ta! Tưởng là kết nối, nhưng thực ra là cắt đứt’

'Vua cà phê' Đặng Lê Nguyên Vũ từng trăn trở về thế hệ trẻ Việt Nam: 'Thanh niên hiện tại khó lập chí vì họ không tin vào năng lực của mình'

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ong-dang-le-nguyen-vu-tri-thuc-moi-la-nen-tang-cua-su-giau-co-dung-chi-dung-tien-mua-dien-thoai-moi-hay-nhung-thu-vo-ich-d135172.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Tri thức mới là nền tảng của sự giàu có, đừng chỉ dùng tiền mua điện thoại mới hay những thứ vô ích
    POWERED BY ONECMS & INTECH