Ông Lã Giang Trung: Chứng khoán trong nước vẫn có nguy cơ giảm tiếp, thị trường đang "vênh" so với nền kinh tế

20-05-2022 17:09|Hưng Nguyên

Với việc Fed tăng lãi suất, lạm phát cao, chu kỳ kinh tế đi đến hồi kết, trong giai đoạn này, thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam vẫn có khả năng giảm tiếp.

Ngày 19/5/2022 tại TP. HCM, Forbes đã tổ chức Hội nghị đầu tư 2022 với chủ đề "Đồng tiền thông minh" trong đó một trong nhiều nội dung đáng chú ý được mang tên: "Thị trường cổ phiếu: Đãi cát tìm vàng"

Đề cập về thị trường chứng khoán hiện nay, ông Lã Giang Trung, Tổng Giám đốc Passion Investment cho rằng, nếu nhìn về dài hạn thị trường luôn đi lên nhưng trong ngắn hạn thị trường đang ở chu kỳ đi xuống.

"Với việc Fed tăng lãi suất, lạm phát cao, chu kỳ kinh tế đi đến hồi kết, trong giai đoạn này, thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam vẫn có khả năng giảm tiếp. Ngắn hạn chưa phải quá hấp dẫn để đầu tư, nếu có chiến lược dài hạn thì mua được", ông Trung nhận định.

Theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Hoạch định chiến lược đầu tư, Dragon Capital việc đưa ra nhận định ở giai đoạn hiện tại là khó bởi việc nhà đầu tư khác nhau về chịu đựng rủi ro, phong cách đầu tư; quan trọng nhất là việc đi vốn, kiểm soát cảm xúc như thế nào.

Với việc thanh khoản thị trường chứng khoán thời gian gần đây liên tục sụt giảm, ông Lã Giang Trung cho rằng, nhìn vào tăng trưởng GDP từ 2018 đến nay, tăng trưởng tín dụng mỗi năm quanh 13 - 15%, 2018 - 2019 là khoảng 17%, dù tăng trưởng tín dụng không thay đổi nhiều nhưng tăng trưởng GDP thấp - có nghĩa là dòng vốn chảy đều đặn vào nền kinh tế nhưng không làm tăng trưởng GDP. Như vậy, dòng vốn phần nào đã chảy khá nhiều vào thị trường chứng khoán, bất động sản.

"Việc lạm phát tăng, Fed tăng lãi suất, ở Việt Nam việc kiểm soát chính sách vĩ mô tốt, lạm phát chưa có dấu hiệu căng, tăng trưởng tín dụng không tăng mạnh như thời gian qua. Nhưng cục bộ một số khu vực dòng vốn chưa tốt, chưa hiệu quả nên có việc nắn lại dòng vốn vào thị trường chứng khoán bớt đi", ông Trung đánh giá.

Còn theo ông Tuấn, chứng khoán giảm khoảng 20%, trong chu kỳ giá giảm thì thanh khoản giảm như hiện nay là bình thường.

"Hiện tại thị trường đang bước vào chu kỳ giá xuống nên dòng tiền đầu cơ thường chọn đứng ngoài. Khi hệ số quay vòng tiền trong các tài khoản ở các công ty chứng khoán giảm, nhà đầu tư bớt hành động, thanh khoản giảm đi trông thấy là điều dễ hiểu", CEO SGI bình luận.

Trả lời câu hỏi về việc dù kinh tế vĩ mô ổn định nhưng thị trường chứng khoán vẫn liên tục giảm mạnh, ông Lã Giang Trung nhấn mạnh, đây là thời điểm điều chỉnh cho phù hợp với kinh tế vĩ mô do thị trường đã lên cao quá trong 2 năm trước đó.

Ngược lại, theo ông Lê Anh Tuấn, thị trường chứng khoán và kinh tế vĩ mô liên quan ít với nhau nhưng thị trường chứng khoán và chính sách tiền tệ lại gắn bó mật thiết hơn. Vị này cho rằng, nói kinh tế tăng trưởng 6 - 7% thì thị trường chứng khoán phải tăng trưởng cao tương ứng là chưa đúng.

"Chính sách tiền tệ cũng như lợi nhuận doanh nghiệp mới là quan trọng", chuyên gia Dragon Capital cho biết.

Đưa ra góc nhìn khác, ông Lê Chí Phúc cho rằng: "Thị trường chứng khoán bây giờ hội tụ nhiều doanh nghiệp xuất sắc và năng động. Câu hỏi đặt ra là thị trường có đại diện cho nền kinh tế không? 3 năm qua hàng triệu doanh nghiệp đóng cửa nhưng trên sàn không có doanh nghiệp đóng cửa. Phải chăng thị trường không đại diện cho nền kinh tế? Tôi cho rằng chỉ là các doanh nghiệp ưu tú đại diện chứ không phải đại diện cho nền kinh tế", CEO SGI chia sẻ.

Nữ tỷ phú thế giới chỉ đi làm thuê, 25 tuổi tốt nghiệp tiến sĩ đại học danh giá

'Nữ tướng’ đầu tiên giữ chức Chủ tịch FPT Software giúp công ty đạt mốc doanh thu 1 tỷ USD, từng được Forbes vinh danh

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ong-la-giang-trung-chung-khoan-trong-nuoc-van-co-nguy-co-giam-tiep-thi-truong-dang-venh-so-voi-nen-kinh-te-126510.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ông Lã Giang Trung: Chứng khoán trong nước vẫn có nguy cơ giảm tiếp, thị trường đang "vênh" so với nền kinh tế
    POWERED BY ONECMS & INTECH