Phân biệt lãi gộp và lãi sau thuế trong BCTC doanh nghiệp

05-02-2022 11:04|Vân Vân

Thông qua tỷ lệ lãi gộp, nhà đầu tư sẽ biết được số lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi đã trừ đi tất cả chi phí kinh doanh.

Lãi gộp là gì?

Lãi gộp còn có tên gọi là lãi ròng hoặc lợi nhuận gộp, được hiểu là số tiền thu lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tiền vốn mà bạn phải bỏ ra để kinh doanh. Là sự chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn của hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.

Phân biệt lãi gộp và lợi nhuận sau thuế

Lãi gộp (lợi nhuận gộp) :Khoản tiền thu về sau khi bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá vốn của mặt hàng /dịch vụ sẽ ra lãi gộp.

Lợi nhuận sau thuế nói một cách dân dã là đây chính là khoản lợi nhuận bỏ túi của doanh nghiệp. Đây là phần lợi nhuận sau thuế là khoản lãi sau khi đã trừ tất cả các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế,…

Công thức chuẩn để tính lái gộp doành cho các bạn đang tìm hiều về lái gộp.

Lãi gộp = doanh thu – trừ đi chi phí vốn hàng kinh doanh.

Còn tỷ lệ gộp % = lợi nhuận gộp/doanh thu.

Vai trò của lãi gộp

Yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư chú ý đến một doanh nghiệp chính là lãi gộp. Lãi gộp giúp để đánh giá tình hình kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nếu sự chênh lệch giữa doanh thu và lãi gộp càng cao thì có thể đánh giá được sự vận hành tốt trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó (trong điều kiện giá bán ngang bằng trên thị trường).

Thông qua tỷ lệ lãi gộp, nhà đầu tư sẽ biết được số lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi đã trừ đi tất cả chi phí kinh doanh.

Đánh giá doanh nghiệp: Chỉ số lãi gộp có thể đánh giá được doanh nghiệp đang lỗ hay đang lãi. Đôi khi trên bảng báo cáo tài chính có thể thấy số lãi gộp dương nhưng chưa hẳn là doanh nghiệp đã có lãi.

Lãi gộp âm hoặc quá nhỏ có thể thấy doanh nghiệp đang lỗ vì chi phí sản xuất đang đạt ngưỡng cao khiến giá vốn xấp xỉ với giá bán. Đây là việc làm cần thiết để doanh nghiệp tự đánh giá và có điều chỉnh trong kế hoạch kinh doanh, điều chỉnh nhân sự cũng như điều chỉnh việc vận hành sản xuất.

Đánh giá lĩnh vực kinh doanh: Lãi gộp thể hiện nhu cầu thị trường đối với lĩnh vực bạn đang kinh doanh và đầu tư. Lãi gộp càng nhiều, tức nhu cầu và sự quan tâm của thị trường với sản phẩm càng lớn. Doanh nghiệp cần lấy đây làm đà để đưa ra mục tiêu và định hướng phát triển doanh nghiệp.

Ngược lại, lãi gộp suy giảm tức doanh nghiệp cần có kế hoạch điều chỉnh, phát triển lĩnh vực mới để thu về lợi nhuận.

So sánh với đối thủ cùng ngành: Lãi gộp giúp doanh nghiệp có thể so sánh doanh thu với đối thủ trong cùng một lĩnh vực nhằm tìm ra phương thức cạnh tranh lành mạnh nhưng vẫn đem về lợi nhuận cao.

Trong một năm, nếu lãi gộp của doanh nghiệp A ít hơn của đối thủ, bản thận họ cần tìm ra nguyên nhân từ đâu (có thể đến từ chi phí sản xuất cao hơn hoặc chiến lược marketing chưa hiệu quả,…). Đây là cách đối chiếu kinh doanh hiệu quả giữa các doanh nghiệp giúp tìm ra đường đi phù hợp.



VNDirect (VND): VinFast có thể đạt lãi gộp hơn 8.200 tỷ đồng trong năm 2025

Biên lãi gộp nhóm bất động sản tăng mạnh trong quý II, vào Top 4 thị trường

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/phan-biet-lai-gop-va-lai-sau-thue-trong-bctc-doanh-nghiep-122089.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Phân biệt lãi gộp và lãi sau thuế trong BCTC doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS & INTECH