Phát hiện 'báu vật' đắt gấp 250 lần vàng, chỉ 320g nhưng giá lên đến hơn 3 triệu đô, các tỷ phú phải 'xếp hàng' vì quá khao khát
"Báu vật" này có niên đại hơn 5 triệu năm tuổi, khiến nhiều người phải trầm trồ khi tìm hiểu.
Hành trình của Black Beauty - Hắc Mỹ Nhân đến Trái Đất bắt đầu từ một sự kiện vũ trụ cách đây hơn 5 triệu năm. Vào thời kỳ sơ khai của loài người, khi tổ tiên chúng ta mới bắt đầu tách khỏi họ hàng tinh tinh, một vụ va chạm thiên thạch đã đẩy Hắc Mỹ Nhân ra khỏi sao Hỏa và bắt đầu hành trình dài đến hành tinh xanh.
Thiên thạch này đã trải qua một hành trình dài hàng nghìn năm trước khi đáp xuống Trái Đất. Sau cú va chạm, thiên thạch vỡ thành khoảng 10 mảnh vẫn thạch, mỗi mảnh đều mang trong mình những bí ẩn về vũ trụ. Vùng sa mạc rộng lớn của Tây Sahara đã cất giữ Hắc Mỹ Nhân suốt hàng ngàn năm. Mãi đến năm 2011, viên ngọc quý này mới được người du mục Bahba tìm thấy tại Rabt Sbayta.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Lausanne (Thụy Sĩ) và Đại học Curtin (Úc) đã đạt được một thành tựu đáng kể trong nghiên cứu về Hắc Mỹ Nhân. Bằng cách phân tích một hạt zircon cổ đại, họ đã tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của nước trên thiên thạch này, thông tin này đã được CNN đưa tin vào ngày 10/12/2024. Theo Tiến sĩ Aaron Cavosie của Đại học Curtin (Úc), việc tìm thấy dấu vết của nước trên Hắc Mỹ Nhân cho thấy sao Hỏa có thể từng có một môi trường sống tương tự như Trái Đất. Điều này mở ra những khả năng thú vị về sự sống ngoài hành tinh.
Điều đặc biệt nhất ở thiên thạch này được hình thành từ những lớp trầm tích lắng đọng bởi gió hoặc nước trên sao Hỏa. Chính vì vậy, nó trở thành một "viên ngọc" quý giá, mở ra cánh cửa khám phá về sự sống trên hành tinh đỏ.
Hắc Mỹ Nhân còn được coi là "báu vật" thực thụ trên hành tinh vì giá trị khủng của nó. Khi thế giới phát hiện ra Hắc Mỹ Nhân và xác định được giá trị khoa học to lớn của nó, giá trị kinh tế của "viên đá quý" vũ trụ này cũng tăng vọt. Theo Tạp chí Science, 1g Hắc Mỹ Nhân có giá lên đến hơn 10.000 USD, gấp 250 lần giá vàng vào năm 2014. Điều này cho thấy sự kết hợp độc đáo giữa giá trị khoa học và giá trị kinh tế của thiên thạch này.
Tổng khối lượng 10 mảnh thiên thạch Hắc Mỹ Nhân là 2.000g. Như vậy, tính đến năm 2014, một thiên thạch còn nguyên vẹn sau khi chịu ma sát dữ dội với bầu khí quyển Trái Đất có giá trị lên tới 20.000.000 USD.
Ngay sau khi Hắc Mỹ Nhân được phát hiện vào năm 2011, địa điểm Rabt Sbayta, Tây Sahara đã trở thành tâm điểm của một cuộc săn lùng kho báu vũ trụ. Hàng trăm thợ săn thiên thạch, bất chấp cái nóng khắc nghiệt của sa mạc đã đổ về đây và lùng sục từng đụn cát để tìm kiếm những mảnh vỡ quý giá của thiên thạch này. Ai nấy đều mong muốn tìm được "báu vật" của hành tinh và đổi đời.
Ngay khi cái tên Hắc Mỹ Nhân được công bố, nó đã trở thành "cơn sốt" trong giới sưu tầm thiên thạch trên toàn thế giới. Người đầu tiên may mắn sở hữu một mảnh vỡ của thiên thạch quý hiếm này là nhà sưu tập thiên thạch nổi tiếng người Mỹ - Jay Piatek. Với tầm nhìn xa trông rộng, Jay Piatek đã trở thành một trong những người đầu tiên giữ trong tay Hắc Mỹ Nhân. Mẫu vật 320g của ông được mua với giá 6.000 USD vào năm 2013, đã tăng giá gấp nhiều lần chỉ trong một năm, lên tới 3,2 triệu USD. Được biết, người đàn ông này đã sở hữu 2/3 trong số 2.000g Hắc Mỹ Nhân tồn tại.
Tuy có giá cao ngất ngưởng nhưng thiên thạch này vẫn được nhiều tỷ phú săn đón. Trên thực tế, không phải ai cũng có thể sở hữu "báu vật" hành tinh này. Hắc Mỹ Nhân được đánh giá là thứ vô cùng đắt giá bởi những đặc điểm độc đáo của chính nó. Thứ nhất, nó khác biệt hoàn toàn so với 74 thiên thạch sao Hỏa đã được phát hiện trên Trái Đất. Thứ hai, đây là thiên thạch cổ nhất từ sao Hỏa từng "ghé thăm" hành tinh chúng ta. Thứ ba, không chỉ gây ấn tượng với vẻ ngoài tuyệt đẹp, nổi bật bởi màu đen óng ánh cùng hàm lượng khoáng chất quý hiếm, Hắc Mỹ Nhân còn được xem là "món quà vũ trụ" quý giá dành cho các nhà nghiên cứu thiên văn và sinh vật học vũ trụ.