Phát hiện khu nghĩa địa, đồ gốm qua 3 lần khai quật di tích ở miền Trung: Tiến hành xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Di tích cấp Quốc gia

28-05-2024 08:37|Nhật Linh

Di tích này khai quật lần đầu tiên vào năm 1981 và được dự đoán có niên đại từ khoảng 4.300 đến 3.400 năm TCN.

Di tích Cồn Đất nằm ở thôn 4, xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một cồn sò điệp có hình dạng bát úp, được phát hiện vào năm 1979 và khai quật lần đầu tiên vào năm 1981 bởi Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với hai hố có diện tích 75m2. Di tích được dự đoán có niên đại từ khoảng 4.300 đến 3.400 năm TCN.

Di tích khảo cổ học Cồn Đất ở thôn Nghĩa Đông, xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: Văn hoá Nghệ An

Di tích khảo cổ học Cồn Đất ở thôn Nghĩa Đông, xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: Văn hoá Nghệ An

Năm 2020, Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã khảo sát và phát hiện một khu nghĩa địa hiện đại trên bề mặt di tích. Kết quả khai quật và khảo sát cho thấy tầng văn hóa của di tích dày khoảng 7m, mang đặc trưng của văn hóa Quỳnh Văn. Tầng văn hoá dày 1-11m ở trong hố đào dày từ 2-7,5m bao gồm vỏ điệp, sò, hàu, các loại ốc, cua lẫn mùn nâu và than tro.

Các nhà khảo cổ đang lấy mẫu hiện vật tại hố khai quật. Ảnh Mạnh Hà

Các nhà khảo cổ đang lấy mẫu hiện vật tại hố khai quật. Ảnh Mạnh Hà

Đầu năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng UBND tỉnh Nghệ An, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hợp tác với Bảo tàng tỉnh Nghệ An để xây dựng kế hoạch khai quật di chỉ khảo cổ học Cồn Đất với quy mô lớn. Mục tiêu của dự án là thu thập, chỉnh lý di tích và di vật Cồn Đất; đánh giá vai trò, phương thức con người thích nghi với môi trường tự nhiên trong lịch sử.

Đoàn khảo cổ học phối hợp huyện Quỳnh Lưu và xã Quỳnh Nghĩa tổ chức lễ động thổ khai quật di tích Cồn Đất. Ảnh: Báo Công lý

Đoàn khảo cổ học phối hợp huyện Quỳnh Lưu và xã Quỳnh Nghĩa tổ chức lễ động thổ khai quật di tích Cồn Đất. Ảnh: Báo Công lý

Hai hố khai quật khảo cổ học tại di tích Cồn Đất đã cung cấp nhiều thông tin về di tích và các loại hình di vật. Dựa trên kết quả khai quật, các bộ công cụ đồ đá, đặc biệt là bộ sưu tập đồ gốm được phát hiện tại Cồn Đất, cho thấy một đặc điểm phổ biến là gốm đáy nhọn văn chải hai mặt, được xem là đặc trưng của văn hóa Quỳnh Văn.

Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật tại di chỉ Cồn Đất. Ảnh: Mạnh Hà

Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật tại di chỉ Cồn Đất. Ảnh: Mạnh Hà

Văn hóa Quỳnh Văn được nhà nghiên cứu xác định là một trong những trung tâm gốm sớm, xuất hiện trong thời kỳ đá mới ở Việt Nam sau thời kỳ Hòa Bình, cùng với các trung tâm khác như Đa Bút và Cái Bèo. Sự phát triển của đồ gốm liên quan chặt chẽ đến môi trường sông biển và kinh tế đánh bắt hải sản của người cổ Quỳnh Văn. Trong cuộc khai quật năm 2024, hơn 1.500 mẫu than được lấy để xác định niên đại bằng phương pháp C14. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thể thực hiện phân tích mẫu để xác định niên đại một cách chính xác.

Các đại biểu, chuyên gia tham quan tại di tích Cồn Đất. Ảnh: CTTĐT huyện Quỳnh Lưu

Các đại biểu, chuyên gia tham quan tại di tích Cồn Đất. Ảnh: CTTĐT huyện Quỳnh Lưu

Sau gần 1,5 tháng tiến hành khai quật và nghiên cứu tại di tích Cồn Đất, các đơn vị đã thu thập một lượng thông tin và tư liệu vật chất quan trọng, đóng góp vào việc giải quyết một số vấn đề liên quan đến sự xuất hiện của người cổ xưa tại di tích, quá trình hình thành, tính chất của di tích, cũng như niên đại và quy mô của nó.

Các hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật khảo cổ sẽ được Bảo tàng Nghệ An và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An chịu trách nhiệm bảo quản và giữ gìn, nhằm tránh hiện vật bị hỏng hoặc thất lạc. Đồng thời, các cơ quan này cũng sẽ báo cáo cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kế hoạch bảo vệ và khai thác giá trị của những hiện vật này.

Mẫu vật gốm được phát hiện tại di chỉ Cồn Đất. Ảnh: Mạnh Hà

Mẫu vật gốm được phát hiện tại di chỉ Cồn Đất. Ảnh: Mạnh Hà

Để hiểu rõ hơn về tính chất và giá trị của di tích Cồn Đất, phát triển kế hoạch bảo tồn, tôn tạo và khai thác giá trị của nó, tại hội nghị Đoàn hợp tác khai quật khảo cổ học giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Úc, cùng Bảo tàng tỉnh Nghệ An đã đề xuất UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục chỉ đạo các cơ quan quản lý địa phương quan tâm và hỗ trợ công tác bảo vệ di tích, mở rộng thu thập tư liệu, nghiên cứu và khai quật khảo cổ học. Mục tiêu là cung cấp thêm tư liệu để hiểu rõ hơn về quy mô, cấu trúc và tính chất của di tích.

Dựa trên kết quả của khai quật khảo cổ học và thông tin hiện có, các đơn vị liên quan sẽ lập hồ sơ Di tích cấp tỉnh để bảo tồn di tích Cồn Đất. Sau đó, cần tiến hành xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận là Di tích cấp Quốc gia đối với địa điểm Cồn Đất.

>> Tạm dừng khai thác mỏ đá do phát hiện hang động tại ngọn núi ở miền Trung Việt Nam: Tiến hành khảo sát, xem xét, khoanh định vào khu vực cấm

Quốc gia rộng gấp 3 lần Việt Nam lên kế hoạch khai quật kho báu 20 tỷ USD nằm sâu dưới đáy đại dương

Khai quật khách sạn, phát hiện nhà hát cổ bị chôn vùi bên dưới lòng đất với các cột đá cẩm thạch được trang trí bằng vàng lá

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/phat-hien-khu-nghia-dia-do-gom-qua-3-lan-khai-quat-di-tich-o-mien-trung-tien-hanh-xay-dung-ho-so-de-nghi-cong-nhan-di-tich-cap-quoc-gia-d123731.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Phát hiện khu nghĩa địa, đồ gốm qua 3 lần khai quật di tích ở miền Trung: Tiến hành xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Di tích cấp Quốc gia
    POWERED BY ONECMS & INTECH