Phiên 16/9: Cá nhân trong nước gom mạnh cổ phiếu họ "Vin" cân lực bán từ khối ngoại

17-09-2021 09:06|Minh Thái

Ghi nhận tại sàn HOSE, sau ba phiên bán ròng, nhà đầu tư cá nhân giao dịch tích cực trở lại khi mua ròng 1.158 tỷ đồng. Đáng chú ý, dòng tiền đã quay lại nhóm bất động sản trong khi tiếp tục rút ròng cổ phiếu ngân hàng.

Tính riêng kênh khớp lệnh sàn HOSE, nhà đầu tư cá nhân mua ròng tại 9/18 ngành. Động thái mua gom xuất hiện giữa lúc nhóm này giao dịch kém khả quan và lấy đi của chỉ số hơn 5,3 điểm trong đó bộ đôi cổ phiếu "họ" Vingroup là hai tác động tiêu cực nhất cho đà tăng của VN-Index.

Cùng với đó, dòng tiền cá nhân cũng giải ngân nhẹ vào các nhóm như hóa chất (95,4 tỷ đồng), bán lẻ (62,5 tỷ đồng) và tài nguyên cơ bản (35,9 tỷ đồng)

Ở chiều ngược lại, giao dịch rút ròng phần lớn tập trung nhiều nhất ở nhóm cổ phiếu "vua" với quy mô hơn 166 tỷ đồng trong bối cảnh nhóm này hồi phục tích cực với một số đại diện như VCB, TCB, BID, MBB...

Theo sau, dòng tiền cá nhân rút ròng khỏi thực phẩm đồ uống (53 tỷ đồng), gần 50 tỷ đồng cũng rời một số nhóm như công nghệ thông tin, điện, nước & xăng dầu khí đốt...

Xét giao dịch theo từng mã, tâm điểm tại chiều mua ròng là giao dịch hơn 1.071 tỷ đồng tại cổ phiếu VIC của Vingroup, theo sau là VHM (Vinhomes) với 126 tỷ đồng mua ròng.

Đối lập với các cá nhân, nhà đầu tư ngoại bán ròng trên 1.144 tỷ đồng cổ phiếu VIC. Theo tìm hiểu, những bên có đủ cổ phiếu đã bán ra có thể là SK Investment Vina II Pte. Ltd (hiện đang nắm giữ trên 200 triệu cổ phiếu VIC) và Credit Suisse với 48,3 triệu cổ phiếu VIC.

Trong phiên 16/9, VIC và VHM xuất hiện nhịp chỉnh sâu lần lượt 3,9% và 2,2%, khiến hai mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index với mức đóng góp giảm hơn 5,2 điểm.

Trở lại giao dịch trên sàn, dòng tiền cá nhân cũng mua vào hơn 78,2 tỷ đồng cổ phiếu DGW của Digiworld. 

Mới đây DGW thông báo triển khai phương án phát hành 500.000 cổ phiếu ESOP, tương đương 0,57% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, sau phương án phát hành ESOP, vốn công ty dự kiến tăng lên 890,5 tỷ đồng.

Một số cổ phiếu cũng ghi nhận giao dịch mua ròng trong phiên làn lượt là DGC, NVL, DPM, HSG...

Ở phía ngược lại, cổ phiếu MSN của Masan Group là mã bị rút ròng nhiều nhất gần 83 tỷ đồng. Áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện sau khi cổ phiếu MSN đã liên tục tăng mạnh trong những phiên gần đây, với phiên tăng trần trong ngày 15/9.

Cũng thuộc nhóm Vingroup nhưng dòng tiền cá nhân lại rút ròng gần 60 tỷ đồng tại VRE của Vincom Retai. Trong phiên 16/9, VRE giao dịch tích cực với hơn 14,8 triệu cổ phiếu được giao dịch, cao hơn mức bình quân 5 triệu đơn vị trước đó và đóng cửa có thêm 5,08% giá trị.

Theo sau, các cá nhân tập trung rút ròng nhẹ hơn một số cổ phiếu, trong đó nổi bật là nhóm ngân hàng với nhiều đại diện như MBB, CTG, TCB, VPB, TPB...

Vĩ mô ổn định, vì sao khối ngoại liên tục xả hàng?

Khối ngoại bán ròng 4.300 tỷ sau 7 phiên, cá nhân gom hết, VN-Index vẫn tăng điểm

Dòng tiền cá nhân bắt đầu lo lắng, cá mập "rục rịch" đi săn

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/phien-169-ca-nhan-trong-nuoc-gom-manh-co-phieu-ho-vin-can-luc-ban-tu-khoi-ngoai-127765.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Phiên 16/9: Cá nhân trong nước gom mạnh cổ phiếu họ "Vin" cân lực bán từ khối ngoại
POWERED BY ONECMS & INTECH