Phiên sáng 23/9: Cổ phiếu than đồng loạt giảm sâu

23-09-2021 11:33|Thanh Hương

Trong phiên sáng 23/9/2021, sau chuỗi tăng nóng trước cổ, cổ phiếu than bắt đầu bị nhà đầu tư chất bán với hàng loạt mã giảm điểm biên độ rộng như NBC, HLC, TDN, THT, MDC,…

Từng được xem là nhóm cổ phiếu khá trầm lắng và không có nhiều dấu ấn trên sàn chứng khoán nhưng trong những phiên gần đây cổ phiếu than đang thu hút sự chú ý khi bứt phá mạnh với nhiều phiên tăng trần.

Hiện tại, đa phần các cổ phiếu than là đều đang niêm yết trên sàn HNX và là thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TKV (Vinacomin). Điểm qua trên thị trường, những mã cổ phiếu ngành than đang giao dịch hiện đều tăng giá rất tích cực. 

Thống kê cụ thể trong phiên 22/9, có 6/10 cổ phiếu tiếp tục tăng điểm như TC6 của Than Cọc Sáu, TVD của CTCP Than Vàng Danh, THT của CTCP Than Hà Tu, TDN của Than Đèo Nai...

Diễn biến một số cổ phiếu ngành than 1 năm gần đây

Không chỉ lóe sáng nhất thời trong phiên vừa qua, phần lớn cổ phiếu ngành than đều đã trải qua chuỗi sóng tăng mạnh trước đó. Tính riêng từ đầu tháng 9 tới nay, cổ phiếu ngành than đã tăng ít nhất 34%, riêng cổ phiếu TC6 đã ghi nhận mức tăng tới 124% chỉ sau chưa đầy 1 tháng giao dịch; trong đó có đến 8 phiên đã kết phiên trong sắc tím.

Bên cạnh đó, TVD cũng "phi 82% từ mức 10.800 đồng lên 19.700 đồng/cổ phiếu hay THT cũng "vọt" từ 11.100 đồng lên 20.000 đồng/cổ phiếu; tương ứng mức tăng đạt 81%. 

Có thể nói, đây là mức sinh lời không hề nhỏ cho một khoản đầu tư giữa lúc thị trường chung đang khá giăng co và chủ yếu là "sideway".

Một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi xét đến nguyên nhân tăng giá của cổ phiếu ngành than chính là biến động của giá than trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Bắt đầu từ khoảng tháng 6/2021, giá than thế giới bắt đầu tăng phi mã từ mức 90 USD/tấn lên đến nay đã xấp xỉ 180 USD/tấn; gấp đôi chỉ sau hơn 3 tháng. Theo đà tăng giá của quốc tế, giá than nội địa cũng đã tăng lên mức bình quân hơn 2.000.000 đồng/tấn, tương ứng mức tăng khoảng 20% so với thời điểm cuối quý II năm nay.

Theo phân tích, việc Trung Quốc đẩy mạnh ngành công nghiệp nhiệt điện than đã kích thích cầu về than trên thị trường tăng mạnh; ước tính cho thấy năm 20211 và 2022, Trung Quốc dự kiến sẽ phải nhập thêm từ 360 - 400 triệu tấn than để phục vụ nhu cầu trong nước. 

Bên cạnh đó, nguồn cung đang dần bị hạn chế cũng là một yếu tố đẩy giá than tăng cao. Các nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới như Indonesia, Úc, Mỹ, Nga, Nam Phi đều đã điều chỉnh sản lượng sản xuất vừa đủ thay vì quá dồi dào như trước đó.

Thực tế, than vẫn được xem là nguồn nguyên liệu giá rẻ cho hàng loạt ngành công nghiệp như dệt may, hóa chất, phân bón, nước ngọt...Do đó, những nguyên nhân trên đã kích thích đẩy giá than tăng cao và dự kiến đà tăng sẽ chưa dừng lại trong khoảng thời gian sắp tới.

Bên cạnh đó, thông tin có lợi cho các doanh nghiệp ngành than nội địa khi Bộ Tài Nguyên và Khoáng sản Indonesia vừa công bố danh sách 34 doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than của Indonesia tạm thời bị cấm xuất khẩu do vi phạm quy định về nghĩa vụ tỷ lệ bán than tại nội địa khi theo hợp đồng cho công ty Nhà nước. Điều này phần nào đã giúp giảm đi áp lực cạnh tranh đáng kể cho thị trường nội địa cũng như hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia khác; từ đó tạo điều kiện cho tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong phiên sáng 23/9/2021, sau chuỗi tăng nóng trước đó, cổ phiếu than bắt đầu bị nhà đầu tư chất bán với hàng loạt mã giảm điểm biên độ rộng như NBC, HLC, TDN, THT, MDC,…

Doanh nghiệp cấp than cho PVN, PC1, HPG ký hợp đồng 132 triệu USD với công ty con của EVN

Cổ phiếu tăng một phiên bằng 7 năm gửi tiết kiệm, doanh nghiệp chi cổ tức gấp gần 6 lần thị giá

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/phien-sang-239-co-phieu-than-dong-loat-giam-sau-127826.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Phiên sáng 23/9: Cổ phiếu than đồng loạt giảm sâu
    POWERED BY ONECMS & INTECH