Qua thời ngân hàng ồ ạt treo biển lãi suất cao tới sát 10%/năm hút khách gửi tiền...
Mặt bằng lãi suất tiết kiệm giảm kỷ lục, ngược chiều năm ngoái.
Những tháng cuối năm 2022, mặt bằng lãi suất tiết kiệm trên thị trường ở mức cao. Theo đó, với kỳ hạn 12 tháng, mặt bằng lãi suất ở trên 9%/năm, có ngân hàng trả lãi trên 10%/năm.
Tuy nhiên, mức lãi suất cao không còn dễ dàng. Với khoản tiết kiệm 1 tỷ đồng, cùng thời điểm năm trước gửi kỳ hạn 12 tháng có thể nhận lại cả trăm triệu đồng thì hiện đã giảm một nửa, chỉ có thể nhận 53 triệu đồng nếu gửi ở các ngân hàng lớn, sau khi những ngân hàng quốc doanh đồng loạt đưa lãi suất xuống đáy.
Ở một hội nhóm trên facebook chuyên về gửi tiết kiệm, bài đăng lãi suất ngân hàng chạm đáy thu hút hàng chục lượt bình luận. Hầu hết đưa ra quan điểm không còn mặn mà kênh gửi ngân hàng. Về phía các nhân viên ngân hàng, một số người than thở việc tìm khách cho đủ KPI huy động khó ngày thêm khó.
Cuối năm ngoái khi các nhà băng ồ ạt treo biển lãi suất cao tới sát 10%/năm nhằm hút khách gửi tiền. |
Trái ngược hoàn toàn với diễn biến cuối năm ngoái khi các nhà băng ồ ạt treo biển lãi suất cao tới sát 10%/năm nhằm hút khách gửi tiền, hiện các ngân hàng hạ lãi suất xuống thấp. Các ngân hàng giờ đây treo biển lãi suất chỉ từ 5,4%/năm, mức cao nhất cũng chỉ 6,9%/năm.
Cụ thể, xu hướng giảm lãi suất bắt đầu từ tháng 4 năm nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp, trong đó có 3 lần giảm trần lãi suất huy động, ngược chiều với xu hướng thắt chặt tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và nhiều nước khác trên thế giới.
Theo đó, lãi suất tối đa mà các ngân hàng thương mại được phép huy động cho khoản tiền gửi dưới 6 tháng giảm từ 6% xuống còn 4,75%/năm.
Một yếu tố quan trọng khác khiến lãi suất huy động xuống đáy là tiền không chảy vào được nền kinh tế. Các ngân hàng thừa tiền trong bối cảnh sức hấp thụ vốn của nền kinh tế ảm đạm, đơn hàng xuất khẩu, tiêu dùng chậm lại .
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, giảm đơn hàng, dẫn tới tình trạng giảm nhu cầu vay vốnác nhà băng không còn mặn mà với việc treo biển lãi suất cao hút khách gửi tiền như cùng kỳ năm ngoái.
Lãi suất huy động hiện nay đã giảm mạnh. |
Tính đến hết tháng 9, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng hơn 6,9% so với đầu năm, cách xa so với mục tiêu 14-15% đặt ra của Ngân hàng Nhà nước
Trước đây, giai đoạn có nhiều biến động kinh tế, khách hàng vốn chuộng kỳ hạn ngắn 1-3 tháng để linh hoạt nguồn vốn. Nhưng hiện không ít khách hàng không mặn mà do mức lãi quá thấp. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy lượng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng đang đạt kỷ lục (tính đến hết tháng 7), nhưng thực tế tốc độ tăng đã chậm lại nhiều
9 tháng đầu năm, GDP tăng 4,24%, thấp bằng một nửa cùng kỳ năm ngoái. Với mức giảm lãi suất mạnh như hiện nay, lãi suất tiền gửi thực dương (lãi suất gửi ngân hàng trừ đi lạm phát) ở mức rất thấp
Theo dantri.vn, ông Huỳnh Hoàng Phương - Giám đốc nghiên cứu và phân tích của FIDT - đơn vị chuyên về tư vấn đầu tư và quản lý gia sản - dự báo dư địa giảm thêm lãi suất huy động sẽ không còn nhiều và lãi suất huy động sẽ có xu hướng đi ngang từ đây đến cuối năm
Tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,5%: Nỗ lực điều hành của NHNN giữa thách thức kinh tế
Sau khi chuyển giao về tay Vietcombank, CBBank tăng lãi suất tiết kiệm lên gần 6%