‘Quốc đảo’ tự xưng chỉ bé bằng 1/10 hồ Con Rùa, kiên cố đến mức 80kg thuốc nổ cũng không thể phá hủy

25-03-2024 11:20|Hoàng Giang

Chỉ sau 55 ngày kể từ khi tuyên bố độc lập, "quốc đảo" đã bị phong tỏa khẩn cấp do bị cáo buộc trốn thuế bởi chính phủ.

Tự xây dựng “quốc đảo” trên biển

Những năm 1960, Giorgio Rosa, một kiến trúc sư người Ý, đã cùng với một số người bạn đã xây dựng một cấu trúc rộng 400m2 trên biển Adriatic, cách bờ biển của tỉnh Rimini, Ý, khoảng 11,6km. So sánh diện tích với hồ Con Rùa (3.800m2) tại TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam, "quốc đảo" này rộng chỉ bằng 1/10.

Cộng hòa Đảo Rose có diện tích 400m2

Cộng hòa Đảo Rose có diện tích 400m2

Giorgio Rosa đã đặt tên địa điểm này là Cộng hòa Đảo Rose và tự xưng là tổng thống của nó, tuyên bố đây là một quốc gia độc lập vào ngày 1/5/1968. Cộng hòa Đảo Rose chọn Esperanto làm ngôn ngữ chính thức, tiền tệ chính thức là Mill, có tem bưu chính riêng, thậm chí có cả quốc ca và cờ.

Kỹ sư Rosa (ngoài cùng bên phải) cùng bạn bè xây dựng đảo Rose

Kỹ sư Rosa (ngoài cùng bên phải) cùng bạn bè xây dựng đảo Rose

Hòn đảo này nhanh chóng thu hút nhiều du khách ghé thăm, trở nên nổi tiếng và vẫn được nhắc đến ngày nay, dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Vậy quá trình xây dựng cấu trúc này diễn ra như thế nào?

Ban đầu, Rosa đã thiết kế hòn đảo như một bệ có 5 tầng, đủ vững chắc để chống chọi với những thách thức của biển Adriatic. Khu vực này phải đối mặt với những luồng gió mạnh và lạnh, bao gồm gió Bora từ hướng đông bắc vào những tháng lạnh. Loại gió này thường tạo ra sóng ngắn và thay đổi đột ngột, gây ra biển động mạnh. Những cơn sóng cao cũng làm trở ngại cho quá trình xây dựng và điều hướng. Ngoài ra, độ mặn của nước biển có thể ăn mòn các bộ phận kim loại của cấu trúc.

Do đó, Rosa phải giải quyết nhiều vấn đề để đảm bảo rằng đảo quốc của ông ổn định và an toàn cho mọi cư dân. Hơn nữa, sau khi chọn được vật liệu phù hợp, ông cần phải tìm cách vận chuyển chúng đến công trường với nguồn tài chính hạn chế. Điều này chính là lý do việc xây dựng đảo Rose mất nhiều thời gian. Thậm chí khi đã bắt đầu, điều kiện thời tiết và biển thường làm gián đoạn tiến độ, khiến nhóm của Rosa chỉ có thể làm việc trung bình khoảng ba ngày một tuần.

Hòn đảo này nhanh chóng thu hút nhiều du khách ghé thăm

Hòn đảo này nhanh chóng thu hút nhiều du khách ghé thăm

Rosa lựa chọn vị trí xây dựng cách lãnh hải Italy khoảng 500m. Ông tiến hành nghiên cứu khu vực trong 2 năm tại một căn nhà đơn giản ở cầu tàu Rimini.

Ban đầu, Rosa dự định tạo ra một hòn đảo bằng cách nâng đáy biển bằng hệ thống nạo vét cát và giữ cố định bằng tảo. Tuy nhiên, ông đã phát minh ra hệ thống cột trụ nâng hạ (được cấp bằng sáng chế), sử dụng 9 cột để nâng bệ lên cao khoảng 8m so với đáy biển.

Giorgio Rosa đã đặt tên địa điểm này là Cộng hòa Đảo Rose và tự xưng là tổng thống của nó, tuyên bố đây là một quốc gia độc lập vào ngày 1/5/1968

Giorgio Rosa đã đặt tên địa điểm này là Cộng hòa Đảo Rose và tự xưng là tổng thống của nó, tuyên bố đây là một quốc gia độc lập vào ngày 1/5/1968

Về vấn đề vận chuyển các cột, xét đến kích thước và trọng lượng, Rosa đã chế tạo những chiếc cột rỗng có thể kéo đến công trường bằng thuyền máy. Khi đến nơi, ông đổ nước vào một đầu của mỗi cột và thả chúng xuống đáy biển theo phương thẳng đứng. Sau đó, Rosa đặt thêm các ống thép vào trong cột trụ để cố định chúng dưới đáy biển, mang lại tính ổn định và khả năng chịu tải. Để ngăn ống thép bị ăn mòn, Rosa đổ đầy chúng với xi măng, cũng làm tăng thêm độ ổn định. Chúng được sử dụng để chống đỡ cho bệ rộng 400m2 được xây bằng bê tông cốt thép, có thể nặng tới 2,53 tấn mỗi m3.

Hòn đảo này có quán bar, nhà hàng, hộp đêm, bưu điện, cửa hàng lưu niệm và khu vực ngủ cho du khách

Hòn đảo này có quán bar, nhà hàng, hộp đêm, bưu điện, cửa hàng lưu niệm và khu vực ngủ cho du khách

Để phục vụ cho việc tiếp cận hòn đảo, Rosa đã tạo điểm neo đậu thuyền với các ống cao su được làm nổi bằng cách đổ đầy nước ngọt. Chúng giúp ổn định mặt nước để hành khách rời tàu và bước lên đảo. Khu vực neo đậu được đặt tên là Haveno Verda và trang bị cả thang để lên xuống. Đáng chú ý, Rosa thực hiện tất cả với kinh phí và thiết bị hạn chế, cùng với một nhóm lao động chỉ khoảng chục người.

Năm 1962, việc xây dựng phải tạm dừng do các vấn đề kỹ thuật và tài chính, nhưng Rosa vẫn mở cửa hòn đảo cho công chúng vào năm 1967, mặc dù chỉ xây được 1 trong số 5 tầng trong kế hoạch. Tầng này có quán bar, nhà hàng, hộp đêm, bưu điện, cửa hàng lưu niệm và khu vực ngủ cho du khách. Hòn đảo cũng có nhà vệ sinh và sử dụng nước ngọt từ tầng ngậm nước mà nhóm của Rosa đã tìm thấy khi khoan sâu 280m dưới bệ.

Quốc đảo chỉ tồn tại… 55 ngày, kiên cố đến mức thuốc nổ cũng không thể phá hủy

Ban đầu, Rosa kế hoạch xây thêm một tầng mới cho quốc đảo của mình mỗi mùa xây dựng. Tuy nhiên, các nhà chức trách Ý không hài lòng với việc xây dựng đảo Rose mà không có sự cho phép, đặc biệt là sau khi Rosa tuyên bố nó là một quốc gia độc lập. Họ đã yêu cầu Rosa dừng việc xây dựng vào năm 1966, và tuyên bố rằng hòn đảo nằm trong khu vực được nhượng cho công ty năng lượng nhà nước Eni.

Cuối cùng, các nhà chức trách Ý cáo buộc Rosa về việc lợi dụng tài chính từ ngành du lịch trong khi trốn thuế quốc gia. Chỉ sau 55 ngày kể từ khi tuyên bố độc lập, đảo Rose đã bị phong tỏa.

Vào tháng 2/1969, một nhóm thợ lặn hải quân Ý bắt đầu tiến hành phá hủy hòn đảo bằng cách sử dụng thuốc nổ nhưng không thành công. Cấu trúc của chúng vững chắc đến mức phải trải qua 2-3 lần đánh nổ với khối lượng thuốc nổ lên tới 80kg thì các cột trụ mới bị hư hại nghiêm trọng. Nhưng vụ nổ chỉ làm biến dạng kết cấu các cột trụ mà không khiến hòn đảo này sụp đổ. Việc phá hủy chỉ có thể hoàn thành sau khi một cơn bão quét qua vào ngày 26/2/1969.

Đảo Rose sau khi bị cho nổ

Đảo Rose sau khi bị cho nổ

Hành động khác thường của Rosa tác động trực tiếp đến chính sách quốc tế. Đối mặt với viễn cảnh nhiều người có thể bắt chước hành động Rosa trên toàn cầu, Liên Hợp Quốc phê chuẩn Công ước Biển năm 1982 nhằm cấm con người tự tạo đảo quốc trên biển.

Bộ phim

Bộ phim "Đảo Rose" được lấy cảm hứng từ "quốc đảo" có thật này

Hòn đảo này cũng là cảm hứng để đạo diễn Sydney Sibilia sản xuất ra bộ phim "Đảo Rose", được công chiếu vào năm 2020.

Theo Interesting Engineering

>> 'Quốc gia' không có trên bản đồ thế giới chỉ bé ngang tỉnh 'nóc nhà Nam Bộ' của Việt Nam: Có đồng tiền, hiến pháp, lực lượng quân đội riêng nhưng không được công nhận

Quốc gia giàu có rộng lớn gấp 23 lần Việt Nam nhưng 95% diện tích không có người ở, chênh lệch giàu nghèo top đầu thế giới

Vùng đất vô chủ, rộng bằng cả thành phố đông dân nhất Việt Nam nhưng không một quốc gia nào muốn sở hữu

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/quoc-dao-tu-xung-chi-be-bang-1-10-ho-con-rua-kien-co-den-muc-80kg-thuoc-no-cung-khong-the-pha-huy-d118829.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    ‘Quốc đảo’ tự xưng chỉ bé bằng 1/10 hồ Con Rùa, kiên cố đến mức 80kg thuốc nổ cũng không thể phá hủy
    POWERED BY ONECMS & INTECH