Quốc gia lớn thứ 2 châu Á đang bị ‘xé toạc làm đôi’, chuyên gia lập tức giải thích nguyên nhân
Được biết, các nhà khoa học tin rằng, sự “chia tách” tại quốc gia này có thể xảy ra theo chiều ngang.
Mảng kiến tạo nằm bên dưới Ấn Độ được cho là có thể bị “xé toạc làm đôi”, theo một nghiên cứu gần đây được trang Unilad trích dẫn. Theo đó, quốc gia này có diện tích khoảng 3,287 triệu km2, đứng thứ 2 châu Á và đứng thứ 7 thế giới. Được biết, các nhà khoa học tin rằng, sự chia tách này có thể xảy ra theo chiều ngang.
Mảng kiến tạo nằm bên dưới Ấn Độ được cho là có thể bị “xé toạc làm đôi”, theo một nghiên cứu gần đây được trang Unilad trích dẫn |
Nhận định lần đầu tiên được trình bày tại hội nghị của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ diễn ra vào tháng 12/2023. Nghiên cứu của các tác giả Lin Liu, Danian Shi, Simon L Klemperer của Đại học Stanford (Mỹ) đã xem xét sự hình thành của dãy Himalaya - dãy núi trải dài trên 5 quốc gia, gồm có: Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Trung Quốc và Bhutan.
Nghiên cứu của các tác giả Lin Liu, Danian Shi, Simon L Klemperer của Đại học Stanford (Mỹ) đã xem xét sự hình thành của dãy Himalaya |
Theo Hiệp hội Địa chất, dãy Himalaya và cao nguyên Tây Tạng hình thành do sự va chạm giữa mảng Ấn Độ và Á-Âu từ 50 triệu năm trước và tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay.
Các nhà khoa học đã xem xét mức độ heli có trong các dòng suối ở Tây Tạng và đưa ra giả thuyết mới về các mảng kiến tạo nằm bên dưới dãy núi. Được biết, kết quả chỉ ra hàm lượng khí heli ở miền Nam Tây Tạng cao hơn so với miền Bắc Tây Tạng - chứng minh mảng kiến tạo Ấn Độ đang bị “xé làm đôi” bên dưới cao nguyên Tây Tạng.
Họ cũng sử dụng “chức năng thu sóng S 3D” để phân tích mảng Ấn Độ. Kết quả cho thấy các phiến trên và dưới của mảng Ấn Độ dường như bị tách ra, Unilad viết.