Từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng đều phải xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay.
Trong bài phỏng vấn của Báo Tuổi trẻ, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh Toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua đã có nhiều người dân đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua nhiều thủ đoạn tinh vi. Các đối tượng này giả danh cơ quan chức năng như công an, thanh tra giao thông, toà án, v.v rồi đưa ra các tình huống khiến người dân mất cảnh giác, truy cập vào đường link có mã độc hoặc phần mềm giả mạo. Từ đó, đối tượng truy cập vào tài khoản, thậm chí chiếm quyền kiểm soát điện thoại để lấy sạch tiền.
Do đó, Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước ban hành tháng 12/2023 đã đưa ra giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền bằng phương thức điện tử trên 10 triệu đồng/ giao dịch phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay.
Cụ thể, chuyển tiền dưới 10 triệu đồng sẽ xác thực bằng mã OTP. Nếu chuyển trên 10 triệu, người thực hiện giao dịch phải xác thực khuôn mặt nhằm đảm bảo đúng chính chủ đang thực hiện chuyển tiền. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước quy định tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ ngày phải được xác thực bằng sinh trắc học.
Chuyển tiền trên 10 triệu sẽ phải xác thực sinh trắc học |
Công nghệ xác thực qua khuôn mặt và vân tay là giải pháp hạn chế tối đa khả năng làm giả và sẽ có tính bảo mật cao nhất. Vì xác thực sinh trắc học sử dụng khuôn mặt thật và người thực hiện phải soi khuôn mặt vào ứng dụng, đảm bảo đây là hình ảnh sống. Vì vậy, kể cả khi đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại cũng không thể lấy được tiền trong tài khoản.
Kể cả khi người dùng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng lừa đảo rồi thì vẫn có thể lấy lại tiền. Trong trường hợp kẻ gian dùng điện thoại của mình để chuyển tiền, cơ quan công an sẽ nhanh chóng xác định được danh tính qua đối chiếu với thông tin trên căn cước găn chip.
Cảnh báo người dùng Việt về chiến dịch lừa đảo trực tuyến qua email mới
Bất ngờ: Người tiêu dùng chuyển tiền qua kênh QR Code tăng gấp 11 lần