Quy định về bảo tồn Vịnh Hạ Long thế nào mà Đỗ Gia Capital dám can thiệp thô bạo vào di sản?
Thời gian gần đây, dư luận nhức nhối về vấn đề dự án 10B của công ty Đỗ Gia Capital quây núi đá của di sản Vịnh Hạ Long như “hòn non bộ” để làm dự án bất động sản du lịch.
Tổng diện tích khu đô thị khoảng 31,8ha, trong đó 3,88ha thuộc vùng đệm khu vực 2 của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Quy mô các hạng mục công trình gồm: 451 căn biệt thự và nhà ở liền kề; xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 52 căn biệt thự. Ngoài ra còn có các công trình thương mại dịch vụ, trong đó có các khách sạn 7 tầng. Quy mô dân số khoảng 2.524 người.
Vài năm trở lại đây, nhiều lần UNESCO đã khuyến cáo về việc di sản vịnh Hạ Long đang chịu rất nhiều áp lực về các hoạt động du lịch, vận tải biển và đặc biệt là quá trình đô thị hóa “chóng mặt” của Quảng Ninh khiến môi trường vịnh bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Nhiều người đặt ra câu hỏi Vịnh Hạ Long đang được bảo tồn như thế nào?
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long luôn được đặt lên hàng đầu.
Từ năm 2019, Ban quản lý vịnh Hạ Long đã triển khai dự án bảo tồn và phát huy đối với một số giá trị văn hóa tiêu biểu của làng chài trên vịnh Hạ Long.
Công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long được ưu tiên hàng đầu. Quảng Ninh đã ban hành quy định chung như: Nghiêm cấm xả rác, đổ bùn đất, xả nước thải, khí thải, các chất thải nguy hại xuống vịnh Hạ Long và hành vi vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường; vi phạm quy định phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường;
Về việc xây dựng Xả rác, đổ bùn đất, xả nước thải, khí thải, các chất thải nguy hại xuống vịnh Hạ Long và hành vi vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường; vi phạm quy định phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường;...
Trong vùng đệm phải khai thác phù hợp để bảo đảm các đặc điểm và ý nghĩa của di sản thế giới, hạn chế được những tác động tiêu cực của sự phát triển; hạn chế tới mức thấp nhất tác động của con người đối với di sản;...
Rất nhiều các quy định, quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy di sản vịnh Hạ Long.
Báo cáo tác động môi trường của dự án khu đô thị 10B như thế nào?
Quay trở lại với dự án khu đô thị 10B của Đỗ Gia Capital, đơn vị này đã có trách nhiệm với vùng vịnh thuộc địa phận xây dựng của mình như thế nào?
Tại thời điểm kiểm tra thực địa vào ngày 6/11, chủ dự án đang thi công tuyến đường công vụ trùng với tuyến đường số 2 theo Quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 5099/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 của UBND TP Cẩm Phả (tuyến đường nằm phía trong ranh giới của dự án, cách ranh giới dự án khoảng 3m). Tổng chiều dài đã thi công khoảng 1km (tính từ đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả); vật liệu thi công đường công vụ là đá xô bồ, mặt đường được phủ đá dăm, base B, mép ngoài đường công vụ một số đoạn được gia cố bằng đá hộc các đoạn còn lại chủ dự án đổ đất trực tiếp không có biện pháp hạn chế bùn trồi, đất đá rửa trôi ra môi trường biển.
Dọc tuyến đường công vụ giáp suối Lộ Phong có hiện tượng rửa trôi đất đá, làm đục cục bộ (phạm vi khoảng 5m) khu vực nước biển ven bờ; phía cuối tuyến đường công vụ, khu vực giáp núi đá hiện tượng đổ đất làm phát sinh bùn trồi chưa có biện pháp xử lý.
Chủ dự án sử dụng 10 container phía ngoài đường công vụ (tổng chiều dài khoảng 200m) quây phía ngoài một phần đường công vụ để tạo mặt bằng thi công tuyến kè dọc suối Lộ Phong; đồng thời đang thực hiện dải lớp vải địa kỹ thuật phía ngoài đường công vụ tại các vị trí chưa quây container.
Trước đó, tháng 5/2022 chủ đầu tư đã công bố báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trên.
Báo cáo tác động môi trường của dự án này cho biết, mục tiêu dự án là “Góp phần chỉnh trang đô thị; đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực; kết nối giao thông giữa các khu chức năng đô thị với tuyến đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả. Đáp ứng một phần nhu cầu về nhà ở và dịch vụ đô thị của người dân trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
Hình thành một khu dịch vụ, du lịch đô thị ven biển mới, hiện đại, góp phần nâng cấp bộ mặt đô thị của thành phố; đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên để tạo dựng không gian quy hoạch đô thị phong phú góp phần chỉnh trang đô thị khu vực phía Tây TP Cẩm Phả”.
Liên quan tới biện pháp hạn chế tác động do thay đổi địa hình, địa mạo, cảnh quan khu vực, báo cáo cho rằng: “Việc san lấp mặt bằng và xây dựng công trình sẽ làm thay đổi hệ sinh thái vốn có của khu vực. Do đó, cần phải có biện pháp trồng cây xanh để khôi phục lại cảnh quan sinh thái giúp cải thiện cảnh quan và khí hậu của khu vực.
Cải tạo nâng cấp những khu vực bị tác động do quá trình thi công xây dựng dự án. Việc thi công xây dựng dự án sẽ tập kết nguyên vật liệu máy móc và phát sinh một số loại chất thải, rác thải có thể gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Do đó, trong quá trình thực hiện cần chú ý các vị trí đổ thải đất đá, các bãi chất thải, để tránh làm mất mỹ quan khu vực và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường”.
Song, tại thời điểm tại thời điểm kiểm tra thực địa tại công trường thi công Dự án Khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả ngày 6/11 cho thấy, Đỗ Gia Capital chưa thi công hệ thống kè bao quanh dự án mà hiện nay Đỗ Gia Capital đang đổ đất đá trực tiếp xuống vùng nước biển ven bờ thuộc ranh giới quy hoạch dự án. Đỗ Gia Capital cũng chưa thực hiện nạo vét bùn trồi tại các vị trí đang đổ đất, thủy triều đang cuốn theo bùn đất ra ngoài phạm vi thực hiện dự án.
Quảng Ninh xử phạt Đỗ Gia Capital vì xây dựng gây ảnh hưởng môi trường vịnh
Vì sao Cát Bà tạm dừng hoạt động chèo thuyền kayak trên vịnh?
Quảng Ninh sắp đưa vào khai thác 3 bãi tắm độc đáo bậc nhất trên vịnh Hạ Long