Quý II - Quý "huy hoàng" cuối cùng của nhóm thủy sản trong năm 2022?

25-07-2022 12:18|Quốc Huy

Loạt doanh nghiệp thủy sản như VHC, IDI,... báo lãi đậm. Tuy nhiên, theo Vasep, đà tăng trưởng đang có phần chững lại và các chuyên gia cũng nhận định tăng trưởng lợi nhuận của nhóm này đã đạt đỉnh vào quý II.

Xuất khẩu thủy sản bứt phá nửa đầu năm 2022

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), quý II/2022, xuất khẩu thủy sản của cả nước đã ghi nhận doanh số trên 3,2 tỷ USD, tăng gần 36% so với 2,4 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

Lũy kế hết 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm ngoái.

Trong nửa đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu các mảng tăng trưởng ở hầu hết các thị trường lớn

Với mảng cá tra, tính chung nửa đầu năm nay, xuất khẩu cá tra của cả nước đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 1/4 doanh số xuất khẩu thủy sản.

screenshot-310-.png

Đơn vị: Triệu USD

Tại thị trường Trung Quốc - Hồng Kông, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 427,6 triệu USD, tăng 107% so với cùng kỳ năm trước. 

4 tháng đầu năm, chính sách Zero Covid đã “làm khó” cho hàng thủy sản. tuy nhiên mới đây, Trung Quốc đã quyết định xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2. Đây có thể là đòn bẩy cho hoạt động xuất khẩu cá tra đông lạnh của Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng hơn nữa trong những quý cuối năm.

Tại Hoa Kỳ, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 356,4 triệu USD, tăng 111% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu cá tra. 

Đứng thứ 3 trong top các thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất là khối thị trường CPTPP. Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 180 triệu USD, tăng 66,3% so với cùng kỳ trước.

Trong đó, đáng chú ý là thị trường Mexico - đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối với giá trị đạt 62,4 triệu USD, tăng 68,5%. Với kết quả này, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mexico đã vượt qua Thái Lan và Brazil (vốn được đánh giá là hai thị trường tiềm năng hơn hơn).

Với mảng tôm, theo Vasep, doanh số xuất khẩu tôm trong tháng 6/2022 chỉ duy trì mức tăng trưởng khiêm tốn 7% , đạt 450 triệu USD do thiếu nguyên liệu chế biến.

Lũy kế nửa đầu năm 2022, xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ và chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Đáng chú ý, xuất khẩu tôm hùm tăng trưởng kỷ lục với gần 130 triệu USD trong nửa đầu năm, tăng gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Dù lạm phát nhưng xuất khẩu tôm sú nửa đầu năm vẫn tăng 20% đạt hơn 300 triệu USD.

Với nhóm thủy sản, xuất khẩu cá ngừ trong tháng 6 đạt trên 91 triệu USD, tăng 43%. Tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ nửa đầu năm tăng 56% đạt 553 triệu USD, chiếm gần 10% giá trị xuất khẩu thủy sản.

Sản phẩm chủ lực vẫn là cá ngừ loin, cắt khúc đông lạnh, mang về 377 triệu USD, tăng 122%. Mỹ đang là thị trường xuất khẩu chủ lực có sức tiêu thụ lớn, tăng trưởng gần gấp đôi và chiếm hơn một nửa kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam.

Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ sang EU chỉ tăng 9%, mức tăng khiêm tốn hơn nhiều so với các thị trường khác, chủ yếu tăng nhờ giá trung bình xuất khẩu tăng.

Các mặt hàng khác gồm mực, bạch tuộc trong tháng 6/2022 đạt trên 68 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ. Tính đến hết nửa đầu năm, sản phẩm nhuyễn thể chân đầu mang về kim ngạch 344 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu các nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ và các loại cá khác 6 tháng đầu năm nay đều đạt tăng trưởng 11-54% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp thủy sản báo lãi lớn

CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I (Mã chứng khoán: IDI): Quý II/2022 với tổng doanh thu đạt 1.578 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận sau thuế kỷ lục tăng 1.745% lên mức 203 tỷ đồng.

Lũy kế bán niên 2022, IDI ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.727 tỷ đồng, tăng gần 46% trong đó doanh thu cao nhất đến từ các sản phẩm cá tra khi đạt hơn 2.002 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả, IDI báo lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 432 tỷ đồng và 391 tỷ đồng, tăng gần 1.171% và 1.677% so với nửa đầu năm ngoái.

Thủy sản Vĩnh Hoàn (Mã chứng khoán: VHC) công bố BCTC quý II/2022 với doanh thu thuần gấp 1,8 lần lên mức 4.226 tỷ đồng; doanh thu tài chính của VHC tăng 120% lên mức 107 tỷ; lãi ròng tăng vọt lên mức 784 tỷ đồng, gấp 3 lần quý II/2021 và tăng 30% so với quý liền trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, VHC đạt 7.494 tỷ đồng doanh thu, tăng mạnh 81% so cùng kỳ 2021; lợi nhận sau thuế cổ đông công ty mẹ gấp 3,4 lần lên mức 1.332 tỷ đồng. Tại ngày 30/6, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VHC đạt 5.150 tỷ đồng.

Đáng chú ý, doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ của VHC tăng 132% so với cùng kỳ. Mặc dù nhu cầu vẫn ổn định trong 5 tháng đầu năm 2022, nhưng doanh thu cá tra trong tháng 6/2022 đã giảm 41% so với tháng trước. Nguyên nhân bởi cầu giảm do lượng hàng tồn kho cao và áp lực lạm phát..

CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung (Mã chứng khoán: SPD) ghi nhận hơn 267 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý II/2022, tăng 10% so với quý II/2021;  3,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thứ - gấp gần 2,5 lần cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên gần 3,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm 759 triệu đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, SPD đạt hơn 477 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế tăng đột biến lên hơn 5,7 tỷ đồng, gấp 7 lần so với cùng kỳ.

Thách thức với thủy sản Việt Nam nửa cuối năm 

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), đà tăng trưởng đang có phần chững lại.

Về cá tra, Trong 2 tháng trở lại đây, tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ đã bắt đầu chậm lại. Theo nhận định của các nhà nhập khẩu, tình hình tiêu thụ thủy sản nói chung, trong đó có cá tra tại Hoa Kỳ có dấu hiệu chững. Lạm phát của Hoa Kỳ đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua. Các nhu yếu phẩm ngày càng đắt đỏ. Tháng 6/2022, giá thực phẩm tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng trung bình năm lớn nhất kể từ năm 1981.

Theo dữ liệu mới từ IRI và 210 Analytics, giá cá tra tại Hoa Kỳ cũng tăng khoảng 22%. Tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị tiện ích, doanh số bán thủy sản đông lạnh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm phát gia tăng, nhưng không nghiêm trọng bằng doanh số bán hàng tươi sống. Kho hàng thủy sản nhập khẩu ở Hoa Kỳ vẫn còn đầy. Do đó, có thể trong quý tới, xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng thấp hơn so với các quý trước.

Về tôm, các doanh nghiệp cho biết lạm phát giá và thiếu nguyên liệu đang là bài toán khó cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm trong giai đoạn hiện nay.

Về cá ngừ và các mặt hàng hải sản khác, thẻ vàng IUU vẫn đang là hàng rào khiến cho cánh cửa xuất khẩu cá ngừ cũng như các mặt hàng hải sản khai thác sang thị trường này bị thu hẹp.

Tuy chịu nhiều ảnh hưởng bởi lạm phát song thủy sản Việt Nam vẫn có những cơ hội nhất định về mảng tôm và cá tra, theo dod, Vasep dự báo xuất khẩu thủy sản cả năm 2022 sẽ chạm ngưỡng 10 tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2021 trong đó xuất khẩu tôm sẽ đạt 4,2 tỷ USD, cá tra 2,5-2,6 tỷ USD, cá ngừ gần 1 tỷ USD, còn lại là mực, bạch tuộc và các loài khác.

Mới đây, SSI Research cũng đưa ra dự báo tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm tốc trong quý III/2022 trước áp lực lạm phát cùng với việc vào mùa xuất khẩu thủy sản thấp điểm.

Ngành thuỷ sản phát tín hiệu lạc quan, một cổ phiếu bốc đầu tăng 124% với lượng giao dịch đột biến gấp 10 lần

IDI có thể được giảm 94% thuế khi xuất khẩu cá tra vào Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đón nhiều tín hiệu tích cực

Bài thuộc chủ đề Thủy hải sản
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/quy-ii2022-quy-huy-hoang-cuoi-cung-cua-nhom-thuy-san-141694.html
Bài liên quan
  • Xuất khẩu thủy sản đang có những dấu hiệu phục hồi
    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 9 vừa qua, xuất khẩu cá tra đã ghi nhận tăng trưởng dương lần đầu kể từ đầu năm nay. Đây là tín hiệu thị trường nhập khẩu thủy sản bắt đầu "hút" hàng để chuẩn bị cho các dịp lễ tết cuối năm.
  • Thủy sản lấy lại đà cân bằng để đẩy mạnh xuất khẩu
    Ngày 9/9, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị Bàn giải pháp tổ chức nuôi trồng thủy sản thích ứng với tình hình mới. Hội nghị diễn ra trong điều kiện xuất khẩu thủy sản đã có những dấu tích cực hơn. Những tháng cuối năm luôn là cơ hội của ngành thủy sản.
  • Nỗ lực cao nhất để sớm gỡ được 'thẻ vàng'
    Sáng ngày 29/8, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) với 28 tỉnh, thành phố ven biển để thúc đẩy các giải pháp chống IUU.
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Quý II - Quý "huy hoàng" cuối cùng của nhóm thủy sản trong năm 2022?
POWERED BY ONECMS & INTECH