Xã hội

Siêu cường gần Việt Nam sẽ đưa robot bay 6 chân lên cực Nam của Mặt Trăng để tìm kiếm nguồn nước vào năm sau

Minh Phát 05/02/2025 - 18:28

Đây là sứ mệnh quan trọng, không chỉ giúp khám phá tài nguyên thiên nhiên mà còn mở ra cơ hội định cư lâu dài trên Mặt Trăng và thám hiểm không gian sâu.

Trung Quốc đang chuẩn bị cho sứ mệnh Hằng Nga-7 dự kiến phóng vào năm 2026 với mục tiêu tìm kiếm nước đóng băng tại cực Nam Mặt Trăng. Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên con người đặt chân đến khu vực này, mở ra cơ hội khai thác tài nguyên và xây dựng căn cứ lâu dài trên Mặt Trăng.

Sau thành công của sứ mệnh Hằng Nga-6, Trung Quốc đã đưa Hằng Nga-7 vào chương trình nghị sự. Nhiệm vụ lần này tập trung vào việc xác định nguồn nước đá trên cực Nam Mặt Trăng, yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển nước từ Trái Đất, đồng thời hỗ trợ kế hoạch xây dựng căn cứ và triển khai các sứ mệnh thám hiểm không gian sâu.

Siêu cường thế giới gần Việt Nam sẽ đưa robot bay 6 chân lên cực Nam của Mặt Trăng để tìm kiếm nguồn nước vào năm sau - ảnh 1
Mẫu vật do tàu vũ trụ Hằng Nga-6 thu thập được từ phía xa của Mặt Trăng trưng bày tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc lần thứ 15. Ảnh: Tân Hoa xã

Bà Đường Ngọc Hoa, Phó tổng thiết kế của sứ mệnh Hằng Nga-7, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc rằng: “Nếu tìm thấy nước đá trên Mặt Trăng, có thể giảm đáng kể chi phí và thời gian vận chuyển nước từ Trái Đất lên Mặt Trăng. Điều này sẽ có lợi cho việc thiết lập căn cứ trên Mặt Trăng và triển khai các hoạt động dài hạn, tiếp đó là khám phá sao Hỏa và thám hiểm không gian sâu”.

Ngoài ra, sự tồn tại của nước đá cũng cung cấp những manh mối quan trọng giúp các nhà khoa học nghiên cứu khả năng tồn tại sự sống trên Mặt Trăng cũng như trên các hành tinh khác.

Theo ông Ngô Vĩ Nhân, Tổng thiết kế chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc, có khả năng tồn tại nước đá trong các hang động sâu tại cực Nam. Để khảo sát, Hằng Nga-7 sẽ mang theo một tàu bay vượt, có khả năng bay vào các hố sâu để thăm dò trực tiếp. Đây là thiết kế chưa từng có và đặt ra nhiều thách thức đối với công tác thám hiểm Mặt Trăng.

“Chúng ta thực hiện lần hạ cánh đầu tiên lên cực Nam Mặt Trăng của nhân loại, lại phải làm việc trong thời gian dài trong điều kiện nhiệt độ và môi trường khắc nghiệt. Cực Nam của Mặt Trăng có thể nhận được ánh sáng Mặt Trời trong khoảng 100 ngày liên tục, nhưng nhiệt độ thấp tới âm 100 độ C,” ông Ngô Vĩ Nhân cho biết.

Siêu cường thế giới gần Việt Nam sẽ đưa robot bay 6 chân lên cực Nam của Mặt Trăng để tìm kiếm nguồn nước vào năm sau - ảnh 2
Mô phỏng robot bay dự kiến phóng lên Mặt Trăng trong nhiệm vụ Hằng Nga 7 của Trung Quốc năm 2026. Ảnh: CCTV

Tàu Hằng Nga-7 sẽ được trang bị bốn thiết bị chính gồm một tàu quỹ đạo, một tàu đổ bộ, một tàu tuần tra và một tàu bay vượt. Tàu bay vượt này sẽ mang theo máy phân tích phân tử nước để xác định vị trí, số lượng và sự phân bố của nước đá trong các hố va chạm – nơi ánh sáng Mặt Trời không bao giờ chiếu tới.

Bên cạnh các tàu thăm dò truyền thống, Trung Quốc dự kiến triển khai một robot bay thông minh để thám hiểm cực Nam Mặt Trăng. Theo Interesting Engineering, robot này được thiết kế với hệ thống đẩy tên lửa, cho phép di chuyển linh hoạt trong môi trường chân không của Mặt Trăng.

Robot bay có khả năng thực hiện nhiều kiểu chuyển động như leo trèo, bò, nhảy và bay bằng tên lửa. Thiết kế này giúp nó tiếp cận những khu vực hiểm trở mà robot tự hành gắn bánh xe không thể với tới. Trên Mặt Trăng, robot sẽ thực hiện ít nhất ba lần nhảy có kích hoạt động cơ trước khi sử dụng năng lượng Mặt Trời để tiếp tục khảo sát.

Robot bay cũng được trang bị camera, cánh tay robot và các thiết bị khoa học tiên tiến như máy phân tích phân tử nước và đồng vị hydro. Nhờ đó, nó có thể thu thập dữ liệu quan trọng phục vụ nghiên cứu tài nguyên nước trên Mặt Trăng.

Hiện nay, cộng đồng khoa học nhìn nhận cực Nam Mặt Trăng là một khu vực đầy tiềm năng, không chỉ vì khả năng tồn tại nước đá mà còn do điều kiện ánh sáng đặc biệt tại đây. Một số khu vực nhận ánh sáng Mặt Trời gần như cả ngày, tạo ra nguồn năng lượng dồi dào để phục vụ các sứ mệnh dài hạn.

Sau sứ mệnh Hằng Nga-7, Trung Quốc dự kiến triển khai Hằng Nga-8 vào năm 2028, hướng tới việc thiết lập cơ sở nghiên cứu lâu dài trên Mặt Trăng. Nếu thành công, hai sứ mệnh này sẽ đặt nền móng quan trọng cho kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2030.

Với những bước tiến mạnh mẽ trong công nghệ vũ trụ, Trung Quốc đang dần khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực thám hiểm không gian, đồng thời tiến gần hơn đến mục tiêu xây dựng căn cứ thường trực trên Mặt Trăng trong tương lai.

>> Bất ngờ với nguồn gốc ‘Mặt Trăng thứ 2’ của Trái Đất: Có thành phần kỳ lạ, không giống bất kỳ loại tiểu hành tinh nào từng được khoa học ghi nhận

Cận cảnh robot 'khủng' thứ 2 bắt đầu đào hầm 10m/ngày tuyến Nhổn - ga Hà Nội

Lộ diện linh vật rắn khổng lồ, robot biết nói ở đường hoa Nguyễn Huệ 2025

Theo Thị trường Tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/sieu-cuong-the-gioi-gan-viet-nam-se-dua-robot-bay-6-chan-len-cuc-nam-cua-mat-trang-de-tim-kiem-nguon-nuoc-vao-nam-sau-136169.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Siêu cường gần Việt Nam sẽ đưa robot bay 6 chân lên cực Nam của Mặt Trăng để tìm kiếm nguồn nước vào năm sau
    POWERED BY ONECMS & INTECH