Siêu đô thị dưới chân núi lửa trị giá hàng tỷ USD: 'Phòng thí nghiệm sống' như bước ra từ phim viễn tưởng, 2.000 cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ

20-03-2024 11:33|Phương Nhi

Được công bố lần đầu tiên vào năm 2021, Toyota đang thể hiện tham vọng khổng lồ khi sắp bước vào giai đoạn hoàn thiện siêu dự án này.

Một thành phố thông minh trong tương lai của Nhật Bản mang tên Woven City đang được xây dựng dưới chân núi Phú Sĩ. Được công bố lần đầu tiên vào năm 2021, Toyota - nhà sản xuất ô tô bán chạy nhất thế giới - đang thể hiện tham vọng khổng lồ khi sắp bước vào giai đoạn hoàn thiện siêu dự án này.

Siêu đô thị dưới chân núi lửa trị giá hàng tỷ USD: 'Phòng thí nghiệm sống' như bước ra từ phim viễn tưởng, 2.000 cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ
Hình minh họa

Thành phố tương lai của Toyota

Woven City được thiết kế bởi nhà thiết kế người Đan Mạch, Bjarke Ingels, CEO của công ty Bjarke Ingels Group. Ông là người từng thiết kế rất nhiều các dự án lớn, nổi bật là trụ sở Mountain View của Google hay cao ốc World Trade Center 2 (New York, Mỹ).

Được gọi là "phòng thí nghiệm sống" (living laboratory) cho các công nghệ mới, siêu đô thị đang được công ty con của Toyota là Woven Planet phát triển và sẽ là thành phố có thể lập trình đầu tiên trên thế giới. Ngoài việc là nơi thử nghiệm các giải pháp thông minh, thành phố thông minh này cũng sẽ trở thành nơi sinh sống của 2000 cư dân. Dự kiến, cuối năm 2024, Woven City sẽ đón khoảng 360 cư dân đầu tiên của mình đến sinh sống.

Siêu đô thị dưới chân núi lửa trị giá hàng tỷ USD: 'Phòng thí nghiệm sống' như bước ra từ phim viễn tưởng, 2.000 cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ
Woven City được thiết kế bởi nhà thiết kế người Đan Mạch, Bjarke Ingels, CEO của công ty Bjarke Ingels Group

Toyota cho biết, Woven City rộng 708.000m2 nằm ở thành phố Susono, tỉnh Shizuoka, siêu đô thị này sẽ là một cộng đồng tự trị hoàn toàn với mục đích thử nghiệm các công nghệ mới như lái xe tự động, robot và trí tuệ nhân tạo (AI) trong môi trường thế giới thực, Forbes thông tin. Năm 2025, Toyota sẽ cho thực hiện những thử nghiệm ban đầu.

Theo thông tin từ Wonderfulengineering, Woven City trị giá hàng tỷ USD.

Hệ sinh thái được kết nối đầy đủ của thành phố được cung cấp năng lượng từ các nguồn năng lượng sạch như pin nhiên liệu hydro và năng lượng mặt trời. Đầu năm 2022, Toyota và ENEOS đã ký một thỏa thuận chung để "khám phá việc sản xuất và sử dụng hydro không có CO2 tại Woven City".

Woven City dự kiến cũng sẽ có các "ngôi nhà thông minh" hoạt động gần như hoàn toàn bằng hydro, giúp giảm lượng khí thải để biến siêu đô thị độc đáo này trở nên bền vững và thân thiện với môi trường nhất có thể.

Siêu đô thị dưới chân núi lửa trị giá hàng tỷ USD: 'Phòng thí nghiệm sống' như bước ra từ phim viễn tưởng, 2.000 cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ
Ảnh: Toyota/Woven City

Dưới lòng đất, thành phố giữ kho chứa hydro và lọc nước. Ngoài ra còn có một dịch vụ giao hàng trực tiếp dưới lòng đất. Về phương tiện di chuyển, sẽ có nhiều loại đường phố khác nhau và chúng sẽ được liên kết với nhau để tạo ra một mạng lưới giao thông nhằm thúc đẩy việc thử nghiệm xe tự hành. Cư dân của thành phố tương lai này sẽ được vận chuyển bằng ô tô tự động, và sống trong một môi trường không khí thải. Mọi vật dụng đều được trang bị công nghệ đỉnh cao.

Siêu đô thị dưới chân núi lửa trị giá hàng tỷ USD: 'Phòng thí nghiệm sống' như bước ra từ phim viễn tưởng, 2.000 cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ
Ảnh: Toyota/Woven City

Thu thập bộ dữ liệu "khủng" cho AI

"Gã khổng lồ" ngành ô tô Nhật Bản dự kiến sẽ thu thập bộ dữ liệu cực lớn từ việc sử dụng những chiếc xe không người lái được hướng dẫn bởi các cảm biến trong đèn chiếu sáng, tòa nhà và đường sá trong thành phố, nhằm giúp hãng hiểu hơn về các mô hình giao thông của cả ô tô và người đi bộ.

Khả năng kết nối này sẽ cho phép Toyota thử nghiệm cách thức hoạt động của công nghệ AI tiên tiến trong thế giới thực với rủi ro tối thiểu.

Akio Toyoda, Chủ tịch kiêm CEO của Toyota (người sẽ từ chức vào ngày 1/4 tới, để trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị) cho biết: "Xây dựng một thành phố hoàn chỉnh hệ thống cảm biến ngay từ đầu, thậm chí ở quy mô nhỏ như thế này, là cơ hội duy nhất để phát triển các công nghệ trong tương lai, bao gồm cả hệ điều hành kỹ thuật số cho cơ sở hạ tầng của thành phố.

Với việc con người, tòa nhà và phương tiện đều được kết nối và giao tiếp với nhau thông qua dữ liệu và cảm biến, chúng tôi sẽ có thể thử nghiệm công nghệ AI được kết nối ở cả thế giới ảo và vật lý, nhằm tối đa hóa tiềm năng của nó".

Siêu đô thị dưới chân núi lửa trị giá hàng tỷ USD: 'Phòng thí nghiệm sống' như bước ra từ phim viễn tưởng, 2.000 cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ
Akio Toyoda, Chủ tịch kiêm CEO của Toyota

Ngoài công nghệ tiên tiến này, hầu hết các tòa nhà trong Woven City sẽ được xây dựng theo phong cách truyền thống Nhật Bản từ gỗ. Điều đó có nghĩa là, ngay cả những kỹ thuật thủ công này cũng sẽ được thực hiện bởi các robot được lập trình đặc biệt để thực hiện công việc lao động nặng nhọc, thay thế hoàn toàn con người.

Các chuyên gia dự đoán rằng, vào năm 2040, hơn 33 triệu xe tự hành sẽ được bán trên toàn cầu - nhưng ngày nay, ngay cả những chiếc xe tự lái tiên tiến nhất vẫn cần có sự giám sát của con người ở một mức độ nào đó.

Để áp dụng hoàn toàn ô tô tự lái, các thành phố cần được kết nối đầy đủ để truyền lượng dữ liệu khổng lồ cho phương tiện. Các cảm biến và camera nằm rải rác khắp các con đường, đèn giao thông và các tòa nhà có thể cung cấp dữ liệu đó cho ô tô, bao gồm mọi thứ từ kiểu thời tiết đến hành vi của người đi xe đạp. Sau khi ô tô tự lái có dữ liệu đó, chúng có thể xử lý và sử dụng dữ liệu đó để điều hướng trong thành phố một cách an toàn.

Siêu đô thị dưới chân núi lửa trị giá hàng tỷ USD: 'Phòng thí nghiệm sống' như bước ra từ phim viễn tưởng, 2.000 cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ
Các chuyên gia dự đoán rằng, vào năm 2040, hơn 33 triệu xe tự hành sẽ được bán trên toàn cầu

Hiện tại, các thành phố hiện đại chưa được thiết lập theo cách này – và đó là lý do tại sao Toyota đang xây dựng Woven City chứa đầy cảm biến ngay từ đầu.

Các nhà nghiên cứu thử nghiệm công nghệ AV, AI và robot điều hành sẽ chiếm một phần lớn cư dân ban đầu của thành phố. Ngoài ra, Toyota cho biết “các nhân viên đã nghỉ hưu, nhà bán lẻ, các nhà khoa học và đối tác trong ngành” sẽ được mời đến sống tại thành phố này, mở ra các mối quan hệ đối tác nghiên cứu trong tương lai.

>> Thái tử Ả Rập chi 1.000 tỷ USD xây thành phố thông minh giữa lòng sa mạc, dự kiến là siêu công trình lớn nhất hành tinh

Siêu dự án khiến Mỹ phải tung 'công nghệ độc tôn' chưa từng xuất hiện trên thế giới, dự kiến 'vượt mặt' kỷ lục mà Liên Xô mất 20 năm để hoàn thành

Nhật Bản khoét rỗng núi xây 'siêu công trình' trị giá 14.000 tỷ đồng: Hợp lực từ chuyên gia của 21 quốc gia, kỳ tích 'có 1-0-2' của ngành xây dựng

Siêu dự án khiến Mỹ phải 'bó tay', nhờ cậy Nhật Bản nhưng thất bại, cuối cùng đành phải sử dụng công nghệ của Trung Quốc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sieu-do-thi-duoi-chan-nui-lua-tri-gia-hang-ty-usd-phong-thi-nghiem-song-nhu-buoc-ra-tu-phim-vien-tuong-2000-cu-dan-duoc-doi-dai-theo-cach-kho-ngo-227054.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Siêu đô thị dưới chân núi lửa trị giá hàng tỷ USD: 'Phòng thí nghiệm sống' như bước ra từ phim viễn tưởng, 2.000 cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ
POWERED BY ONECMS & INTECH